Viêm loét dạ dầy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm loét dạ dầy là một bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa. Viêm loét dạ dày tá tràng có thể xảy ra ở tất cả mọi đối tượng và lứa tuổi. Viêm loét dạ dày nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn đọc nên trang bị trước những kiến thức về bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị dứt điểm.

Viêm loét dạ dầy là gì?

Viêm loét dạ dầy là tình trạng tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày, tá tràng do sự bào mòn của axit dịch vị. Các ổ loét ở phần niêm mạc nếu không được chữa trị kịp thời có thể lan rộng và gây nên tình trạng xuất huyết. Xuất huyết đường tiêu hóa là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Viêm loét dạ dầy là tình trạng tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày do sự bào mòn của axit dịch vị
Viêm loét dạ dầy là tình trạng tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày do sự bào mòn của axit dịch vị

Như đã nói ở trên, bệnh viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đối tượng. Tuy nhiên đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao thường là người cao tuổi. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương mà viêm loét dạ dày có thể được phân thành các loại khác nhau. Cụ thể như: Loét dạ dầy, loét tá tràng hay loét thực quản…

Viêm loét dạ dày có biểu hiện gì?

Tùy vào vị trí, mức độ loét dạ dày mà bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Giai đoạn đầu bệnh chỉ xuất hiện với các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng, tần suất các cơn đau diễn ra nhiều và dữ dội hơn.

Một số biểu hiện điển hình của viêm loét dạ dầy bao gồm:

  • Đau ở vùng thượng vị (hay vùng trên rốn). Đây là triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày. Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ, râm ran ở vùng thượng vị, nặng hơn là đau dữ dội thành từng cơn. Các cơn đau có thể kéo dài từ vài phút cho tới vài giờ tùy theo mức độ mắc bệnh. Các cơn đau thường xuất hiện nhiều khi đói, sau bữa ăn hoặc vào ban đêm.
  • Ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn, thấy khó chịu ở dạ dày.
  • Rối loạn tiêu hóa, người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài ra nước..
  • Cảm thấy chán ăn, mất ngủ, bị sụt cân.

Những biểu hiện trên có thể cảnh báo người bệnh đã bị viêm loét dạ dầy. Do đó, nếu mắc phải một trong các triệu chứng này, bạn nên đi gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường chúng sẽ được chia thành hai loại là nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dầy phổ biến nhất là do vi khuẩn Hp (tên khoa học là Helicobacter pylori). Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ sinh trưởng và phát triển tại lớp niêm mạc dạ dày. Từ đó tiết ra độc tố làm mất dần khả năng chống lại axit của dạ dày. Cuối cùng là hình thành nên bệnh loét dạ dày, viêm loét dạ dày mãn tính, ung thư dạ dày.

Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh nguyên nhân khách quan, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể được hình thành do những nguyên nhân chủ quan. Cụ thể như:

  • Lạm dụng thuốc giảm đau và kháng viêm: Các loại thuốc này khi sử dụng lâu sẽ ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – một chất có công dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Prostaglandin bị hao hụt hoặc mất đi sẽ gây ra viêm loét dạ dày tá tràng.
Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
  • Do stress, căng thẳng: Lo lắng, căng thẳng có thể là nguyên nhân gây viêm loét dạ dầy. Khi stress sẽ tăng khả năng bài tiết axit dịch vị làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Lâu dần gây ra loét dạ dày. Người bệnh bị sang chấn tâm lý, căng thẳng thần kinh cũng ảnh hưởng đến quá trình chữa trị viêm loét dạ dày.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Việc ăn uống không điều độ, hay bỏ bữa, ăn quá no hoặc để bụng đói, thức khuya sẽ gây hại cho dạ dày. Từ đó gia tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích: Những hành vi này không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn tác động trực tiếp tới niêm mạc dạ dày. Chúng cản trở tốc độ làm lành sẹo khiến quá trình điều trị kéo dài thêm.
  • Yếu tố di truyền: Những gia đình có tiền sử mắc viêm loét dạ dày thì thế hệ sau có khả năng cao bị di truyền bệnh.

Viêm loét dạ dầy có gây nguy hiểm? Biến chứng

Viêm loét dạ dầy có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, bệnh có khả năng tái phát cao và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Xuất huyết tiêu hóa trên: Là tình trạng chảy máu trong dạ dày do các vết loét ăn mòn lớp niêm mạc. Lúc này, người bệnh sẽ có các triệu chứng buồn nôn, nôn ói thức ăn ra ngoài. Hoặc đi đại tiện ra máu, phân có màu đen như bã cà phê, mùi khó chịu. Nếu mất máu nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Hẹp môn vị: Thường xảy ra ở ổ loét dạ dày – tá tràng, làm tắc quá trình đưa thức ăn từ dạ dày xuống ống tiêu hóa. Dấu hiệu của biến chứng hẹp môn vị là đau vùng thượng vị, nôn thức ăn liên tục. Do nôn nhiều, cơ thể người bệnh sẽ bị mất nước rơi vào trạng thái suy nhược, mệt mỏi, sụt cân.
  • Thủng dạ dày: Tình trạng này xảy ra khi vết loét lan sâu vào trong thành dạ dày khiến bộ phận này mỏng dần và rất dễ bị bục, thủng. Triệu chứng của thủng dạ dày là đau dữ dội, đau đột ngột như bị dao đâm, bụng co cứng… Người bệnh bị sốc, tay chân lạnh ngắt, không còn sức lực. Nguy hiểm nhất có thể dẫn tới tử vong.
  • Ung thư dạ dày: Người bị viêm loét dạ dày có thể bị biến chứng thành ung thư. Tỷ lệ mắc biến chứng này rơi vào khoảng từ 5-10% thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi. Để điều trị ung thư, người bệnh có thể phải phẫu thuật để cắt đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày nhằm bảo vệ tính mạng. Tuy nhiên việc này ẩn chứa nhiều rủi ro, đòi hỏi chi phí tốn kém, thời gian điều trị kéo dài.

Do đó, nếu người bệnh có những biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng nên đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm. Từ đó ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng có thể xây ra.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dầy tá tràng

Tùy vào vị trí tổn thương, mức độ và thể trạng người bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm loét dạ dầy phù hợp.

Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

Để xây dựng được phác đồ điều trị phù hợp, các sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng viêm loét dạ dày. Người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm và thủ thuật sau:

  • Xét nghiệm phân, máu: Quá trình này giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng thiếu máu ở người bệnh. Phát hiện xem người bệnh có bị mắc biến chứng xuất huyết máu do viêm loét dạ dày hay không. Kiểm tra nồng độ enzyme trong niêm mạc dạ dày và hồng cầu trong phân. Đồng thời quá trình xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ tìm ra vi khuẩn HP nếu có..
Bước đầu tiên chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày là xét nghiệm phân và máu
Bước đầu tiên chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày là xét nghiệm phân và máu
  • Uống thuốc cản quang: Thủ thuật này sẽ giúp các bác sĩ nhìn thấy vị trí tổn thương niêm mạc dạ dày và ruột non thông qua hình chụp X quang.
  • Nội soi: Kỹ thuật này giúp bác sĩ tìm kiếm chính xác vị trí viêm loét dạ dày và chảy máu. Đồng thời đánh giá được tình trạng bệnh, mức độ nặng, nhẹ. Từ đó bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Chữa viêm loét dạ dầy bằng phương pháp nội khoa

Các trường hợp mắc viêm loét dạ dầy cấp tính có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa (kê đơn thuốc). Những loại thuốc Tây y sẽ có công dụng làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả, giúp người bệnh bớt khó chịu.

Bạn đọc có thể tham khảo một số loại thuốc chữa viêm loét dạ dày sau:

  • Thuốc kháng histamin H2: Thuốc có công dụng ngăn ngừa tác động của histamin lên tế bào dạ dày. Chúng làm giảm sự tăng tiết axit dịch vị gây viêm loét dạ dày tá tràng. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin H2 như Cimetidin, Nizatidine, Ranitidin.
  • Các loại thuốc ức chế bơm proton (PPI): Đây là loại thuốc có khả năng làm hạn chế quá trình bài tiết axit dạ dày. Chúng điều trị các bệnh như viêm loét dạ dày, loét thực quản, trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, nổi ban đỏ… Một số loại thuốc PPI bao gồm Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole…
  • Thuốc trung hòa axit dạ dày: Ví dụ như Maalox , Mylanta, Amphojel. Các loại thuốc này giúp thay đổi nồng độ axit trong niêm mạc. Từ đó ngăn ngừa sự bào mòn của axit gây bục hoặc thủng dạ dày. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy. Vì thế trước khi dùng thuốc người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
  • Thuốc diệt vi khuẩn HP: Cụ thể gồm thuốc tetracycline, amoxicillin, metronidazole… Công dụng của những loại thuốc này là ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn HP. Để tiêu diệt được vi khuẩn HP cần đến sự kết hợp của nhiều loại thuốc. Bao gồm cả thuốc ức chế proton và thuốc kháng histamin H2 mới có thể loại bỏ chúng.
  • Thuốc chống co thắt: Tác dụng chính làm giảm cơn đau do co thắt dạ dày quá mức gây ra. Người bệnh có thể sử dụng Sparenil, Cadispasmin, Nospa,…

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Tây y điều trị tại nhà, người bị viêm loét dạ dầy cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoại khoa chữa viêm loét dạ dày

Người bị viêm loét dạ dày sẽ được chỉ định phẫu thuật khi rơi vào những trường hợp dưới đây:

  • Đã sử dụng những phương pháp điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả, bệnh vẫn tái phát.
  • Vị trí loét không lành lại, có hiện tượng chảy máu dạ dày.
  • Người bệnh bị mắc biến chứng thủng hoặc bục dạ dày.
  • Không đưa được thức ăn từ dạ dày xuống ống tiêu hóa do hẹp môn vị.

Lúc này, người bệnh có thể được phẫu thuật:

  • Loại bỏ toàn bộ vị trí bị loét
  • Cắt bỏ một phần ruột để vá lên nơi bị loét
  • Làm tắc động mạch gây ra hiện tượng chảy máu
  • Phẫu thuật liên hệ dây thần kinh ở dạ dày để làm giảm bài tiết axit dạ dày

Đông y chữa bệnh viêm loét dạ dày mãn tính

Đông y cũng là phương pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn để trị viêm loét dạ dầy. Nhờ thành phần chính là những thảo dược tự nhiên nên Đông y rất lành tính, không gây tác dụng phụ.

Một số bài thuốc Đông y được nhiều người sử dụng hiện nay như:

Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các nguyên liệu: 12g bạch thược, 8g các loại thảo dược sài hồ, chỉ xác (đường quất), xuyên khung, 4g cam thảo. Các nguyên liệu trên dùng nước rửa sạch và sắc dưới lửa nhỏ. Mỗi ngày dùng 3 lần để điều trị chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu…

Xem thêm

Đông y được nhiều người lựa chọn để trị bệnh vì chúng không gây các tác dụng phụ
Đông y được nhiều người lựa chọn để trị bệnh vì chúng không gây các tác dụng phụ

Bài thuốc số 2: Chuẩn bị 12g các loại thảo dược ngũ linh chi (thảo linh chi), bồ hoàng. Tán các nguyên liệu thành bột mịn rồi để vào lọ thủy tinh. Khi sử dụng thì lấy ra 5g hòa cùng nước ấm rồi uống. Người bệnh nên dùng 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.

Bài thuốc số 3: Chuẩn bị 14g sinh địa, 12g các nguyên liệu sa sâm, câu kỷ tử (câu khởi), mạch đông, đương quy, 6g xuyên luyện tử. Đem sắc các nguyên liệu thành thuốc. Mỗi ngày dùng từ 2-3 lần để cải thiện tình trạng ợ hơi, đau âm ỉ vùng thượng vị.

Trị bệnh bằng mẹo dân gian

Để đảm bảo an toàn sức khỏe, nhiều bệnh nhân đã áp dụng các mẹo dân gian để chữa viêm loét dạ dày tá tràng. Các bài thuốc này sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà nên rất đơn giản và dễ làm.

Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa viêm loét dạ dầy tại nhà cho hiệu quả cao.

Sử dụng gừng để trị viêm loét dạ dày

  • Chuẩn bị: 10 gam gừng tươi
  • Cách thực hiện: Cạo vỏ gừng rồi rửa sạch, băm nhỏ. Đun gừng cùng với lượng nước phù hợp trong vòng 5 phút thì tắt bếp. Mỗi ngày sử dụng 3 lần trước khi ăn để thấy hiệu quả.

Mẹo chữa viêm loét dạ dày tá tràng từ lá nhọ nồi

  • Chuẩn bị: 15 lá nhọ nồi
  • Cách thực hiện: Ngâm lá trong nước muối loãng 10 phút rồi rửa sạch. Giã nhuyễn hoặc cho vào máy sinh sinh tố để lấy nước cốt. Hòa lượng nước cốt thu được với nước ấm rồi sử dụng từ 2-3 lần trong ngày.

Điều trị viêm loét dạ dày bằng nghệ và mật ong

  • Chuẩn bị: Tinh bột nghệ, một cốc nước ấm, mật ong
Nghệ có khả năng giảm axit dạ dày, giúp cải thiện triệu chứng của bệnh
Nghệ có khả năng giảm axit dạ dày, giúp cải thiện triệu chứng của bệnh
  • Cách thực hiện: Hòa tan tinh bột nghệ với nước ấm rồi tiếp tục cho mật ong vào. Khuấy đều các nguyên liệu rồi sử dụng. Mỗi ngày, người bệnh nên uống từ 2-3 lần trước khi ăn khoảng 30 phút để cải thiện viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính.

Một số cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dầy

Để đảm bảo quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất, người bệnh nên chủ động thực hiện các cách phòng ngừa viêm loét dạ dầy sau đây:

  • Hạn chế các thực phẩm gây tăng tiết axit dạ dày: Người bệnh không nên ăn các thức ăn quá chua, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng (tiêu, ớt, mù tạt). Bởi những thực phẩm này sẽ làm tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng nặng hơn.
  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Không nên bỏ bữa, tránh để bụng đói hoặc ăn quá no. Người bị loét dạ dày nên ăn chậm nhai kỹ bởi làm vậy sẽ giảm áp lực cho dạ dày giúp tiêu hóa tốt hơn.
  • Tăng cường sử dụng các loại rau, củ, quả: Những thực phẩm này chứa nhiều vitamin và chất xơ rất có ích cho hệ tiêu hóa, giúp trung hòa axit dịch vị. Đồng thời chúng cung cấp các chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Sử dụng thực phẩm chế biến dưới dạng lỏng: Cụ thể như cháo, canh, súp… Những thực phẩm này không chỉ tốt cho đường tiêu hóa mà còn tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể. Từ đó giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.
  • Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích: Chúng là nguyên nhân khiến những cơn đau do viêm loét dạ dày kéo dài mãi không hết. Rượu, bia và chất kích thích cũng là những chất gây hại cho sức khỏe người bệnh
  • Hạn chế sử dụng thuốc chống viêm, thuốc giảm đau: Người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này.
  • Để tinh thần thoải mái, thư giãn: Căng thẳng sẽ làm tăng tiết axit dịch vị trong niêm mạc. Trái lại, việc giữ tinh thần thoải mái sẽ cân bằng lượng axit, giảm thiểu nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày thực quản.
  • Thường xuyên tập thể dục: Vận động thường xuyên giúp hệ tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Từ đó giúp người bệnh nâng cao sức khỏe đẩy lùi bệnh tật.
  • Khám bệnh định kỳ: Điều này sẽ giúp bạn theo dõi được tình trạng bệnh và phát hiện sớm những biến chứng có thể xảy ra.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin hữu ích về bệnh viêm loét dạ dầy. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Vì vậy ngay khi thấy những triệu chứng viêm loét dạ dày kéo dài bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị, tránh biến chứng nghiêm trọng.

Bài viết nên đọc

Cách chữa viêm loét dạ dày
TOP 16 các cách chữa viêm loét dạ dày an toàn, hiệu quả nhất
Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến xảy ra ở đường tiêu hóa. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.