Viêm dạ dày là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Giống như các bệnh về đường tiêu hóa khác, viêm dạ dày là căn bệnh thường gặp, rất phổ biến ở nước ta. Bệnh viêm dạ dày không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách. Để hiểu rõ hơn về các tác nhân gây ra bệnh, cũng như cách điều trị viêm dạ dày an toàn và hiệu quả cao bạn không thể bỏ qua bài viết dưới đây. 

Viêm dạ dày là gì? Phân loại

Dạ dày còn được gọi với các tên khác là bao tử. Đây là bộ phận tiêu hóa có kích thước lớn nhất trên cơ thể con người. Vị trí của dạ dày nằm ở giữa tá tràng và thực quản. Dạ dày có chức năng là chứa và tiêu hóa lượng thức ăn đi vào cơ thể.

Viêm dạ dày là căn bệnh rất phổ biến ở nước ta
Viêm dạ dày là căn bệnh rất phổ biến ở nước ta

Viêm dạ dày tiếng Anh được gọi là Stomach ulcer, Gastric ulcer hoặc Peptic ulcer disease.  Bạn có thể hiểu viêm dạ dày là tình trạng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày biến mất. Tạo điều kiện cho axit tiêu hóa tấn công gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra viêm nhiễm, Đây được gọi là bệnh viêm dạ dày.

Viêm dạ dày bệnh học được chia ra thành 2 loại:

  • Viêm dạ dày cấp tính: Thể hiện bệnh ở mức độ nhẹ, bất ngờ xảy ra do một nguyên nhân nào đó. Bệnh có thể được hiểu là các tế bào niêm mạc dạ dày bị phá vỡ, xói mòn.
  • Viêm dạ dày mãn tính: Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng bệnh ở mức độ nặng hơn, thường xuyên tái phát. Các triệu chứng viêm dạ dày kéo dài gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh.

Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 7% số dân mắc căn bệnh viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng. Và trong 7% có đến 60% số người mắc bệnh là người cao tuổi. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây số người mắc viêm dạ dày trào ngược thực quản đang dần trẻ hóa.

Triệu chứng đau viêm dạ dày

Các triệu chứng của bệnh viêm đau dạ dày khá dễ nhận biết. Bạn có thể nhận ra bệnh thông qua các dấu hiệu dưới đây:

Thường xuyên đau, nóng rát ở vùng thượng vị

Vùng thượng vị thường xuyên cảm thấy đau, nóng rát là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết của bệnh viêm dạ dày. Theo đó, bạn sẽ cảm thấy vùng thượng (vùng trên rốn) bị nóng rát, kèm theo đau nhói khi ăn quá no, hoặc quá đói. Ngay cả khi làm việc nặng cũng gây ra đau nhức.

Mức độ đau vùng thượng vị có thể âm ỉ, hoặc quặn thắt thành từng cơn. Cơn đau sẽ mạnh hơn khi bạn tiêu thụ các thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ và  có vị cay nóng.

Đầy bụng, khó tiêu, chán ăn

Dạ dày bị tổn thương, viêm nhiễm khiến cho hoạt động co bóp, tiêu hóa thức ăn gặp vấn đề, không được trơn tru. Vì vậy mà người bệnh sẽ luôn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn. 

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người bệnh chán ăn, không muốn ăn uống.

Ợ hơi, ợ chua

Lượng thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết dẫn đến tồn đọng. Từ đó sinh ra hiện tượng ợ hơi, ợ chua, gây khó chịu cho người bệnh. 

Đồng thời tình trạng này đôi khi sẽ đi kèm theo nóng rát vùng thượng vị, trào ngược dạ dày.

Buồn nôn hoặc nôn

Như đã nói, thức ăn không được tiêu hóa dẫn đến đầy bụng, trào ngược lên thực quản khiến người bệnh buồn nôn, hoặc nôn.

Rối loạn tiêu hóa

Những người mắc bệnh viêm dạ dày ngoài các triệu chứng trên thường bị rối loạn tiêu hóa. Cụ thể bạn có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón. Nguyên nhân là dạ dày gặp vấn đề trong việc tiêu hóa thức ăn dẫn đến tình trạng mất ổn định. Từ đó sinh ra tiêu chảy hoặc táo bón.

Sụt cân

Người bị viêm dạ dày thường bị đầy hơi, chướng bụng, thậm chí là nôn. Từ đó người bệnh cảm thấy chán ăn, sợ ăn uống. Và kết quả cuối cùng chính là sụt cân.

Ngoài các triệu chứng trên, ở một số trường hợp người bệnh có thể bị sốt nhẹ, ngủ không ngon giấc. Thậm chí có những người sẽ gặp tình trạng đi ngoài ra phân đen, nôn ra máu. Đây là những triệu chứng cảnh báo dạ dày bị xuất huyết.

Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày?

Viêm dạ dày xảy ra khi lớp nhầy bảo vệ thành dạ dày bị hư hỏng hoặc yếu đi. Lúc này, các axit dạ dày có cơ hội tấn công niêm mạc dạ dày và gây ra viêm nhiễm.

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày có rất nhiều. Cụ thể như sau:

Tuổi tác

Tuổi cao chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày. Theo đó ở những người lớn tuổi niêm mạc dạ dày có xu hướng mỏng đi. Việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn HP xâm nhập, axit dạ dày tấn công và gây nên bệnh.

Tuy nhiên một vài năm trở lại đây bệnh viêm dạ dày có xu hướng trẻ hóa. Chính vì vậy người trẻ tuổi không nên chủ quan khi thấy các triệu chứng của viêm dạ dày.

Thói quen ăn uống không lành mạnh, khoa học

Những người có chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ gây ra viêm nhiễm dạ dày. Cụ thể như:

  • Thường xuyên ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ và chất béo.
  • Ăn nhiều những thức ăn khó tiêu khiến dạ dày phải hoạt động mạnh dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm.
  • Ăn quá no, hoặc quá đói.
  • Thường xuyên bỏ bữa.
  • Khi ăn không nhai kỹ.
  • Uống quá nhiều rượu, bia, đồ có gas, chất kích thích…

Căng thẳng, stress trong thời gian dài

Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, stress, thức khuya, mất ngủ sẽ khiến lượng axit dạ dày tăng lên. Đồng thời dạ dày lúc này cũng co bóp nhiều và mạnh hơn. Đây chính là nguyên nhân hình thành bệnh viêm dạ dày.

Trào ngược dịch mật

Dịch mật là một chất trong túi mật, được tiết ra để tiêu hóa các chất béo đi vào cơ thể. Bình thường, khi dịch mật chảy ra nó sẽ đi vào ruột non thông qua các đường ống nhỏ. Lúc này cơ thắt vòng môn vị sẽ đóng lại để chặn dịch mật chảy vào dạ dày. Tuy nhiên nếu như cơ vòng môn vị bị yếu đi, không thể đóng mở đúng lúc sẽ dẫn đến tình trạng dịch mật chảy vào dạ dày gây ra viêm nhiễm dạ dày.

Do vi khuẩn HP

Vi khuẩn Helicobacter pylori được viết tắt là HP. Đây là loại vi khuẩn chính gây ra bệnh viêm dạ dày. Theo thống kê có đến 70% số dân bị nhiễm loại vi khuẩn này.

Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường ăn uống, hút thuốc. Khi vào cơ thể, chúng tồn tại trong niêm mạc dạ dày và tiết ra chất urease. Urease chính là chất khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và gây ra viêm nhiễm. 

Lạm dụng thuốc tân dược

Sử dụng những loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID) trong một thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến dạ dày bị viêm. Theo đó, khi các loại thuốc này đi vào cơ thể sẽ phá hủy các chất bảo vệ dạ dày. Việc này khiến niêm mạc dạ dày bị mỏng đi, dễ tổn thương khi gặp axit. Từ đó gây ra bệnh viêm dạ dày.

Cụ thể một số loại thuốc tác động gây nên bệnh như: Aspirin, Naproxen (Aleve), Ibuprofen (Advil, Motrin)…

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh cũng có thể được hình thành do phản ứng dị ứng hoặc tự miễn, nhiễm nấm, thoát vị hoành, lượng ure máu cao. Hoặc bệnh cũng có thể xảy ra do một số vấn đề về sức khỏe khác như HIV, nhiễm ký sinh trùng hoặc do bệnh Crohn. Để xác định nguyên nhân gây bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Đau viêm dạ dày có gây nguy hiểm? Biến chứng

Câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đó là đau viêm dạ dày có nguy hiểm không? Về vấn đề này, theo các chuyên gia y tế, mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như khi bệnh mới khởi phát và được điều trị kịp thời có thể chữa khỏi hoàn toàn và không gây nguy hiểm. Ngược lại, nếu bạn bỏ qua các triệu chứng, để bệnh tiến triển nặng, khả năng điều trị dứt điểm sẽ thấp hơn. Đồng thời lúc này bệnh cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn.

Đau viêm dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Đau viêm dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Một số biến chứng của bệnh như:

  • Thủng dạ dày: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh viêm dạ dày gây ra. Khi bị thủng dạ dày, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn khi thở, huyết áp tụt đột ngột. Viêm dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Xuất huyết dạ dày: Đây là tình trạng người bệnh nôn hoặc đại tiện ra máu. Máu có thể có màu đỏ tươi hoặc đen thẫm. Ngoài ra khi bị xuất huyết dạ dày, da và mặt mũi người bệnh sẽ tái nhợt, xanh xao, chán ăn, sụt cân.
  • Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm dạ dày gây ra. Để điều trị ung thư dạ dày tốn rất nhiều tiền. Đồng thời bệnh cũng rất nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng. Nếu ung thư đã ở giai đoạn cuối rất khó để chữa khỏi.

Nhìn chung dù ở mức độ nào, viêm dạ dày cũng gây ra những khó chịu cho người bệnh. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc, bệnh gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng.

Chính vì vậy ngay khi phát hiện những triệu chứng viêm dạ dày, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị kịp thời.

Viêm dạ dày tá tràng có thể chữa khỏi được không? Cách điều trị

Viêm dạ dày có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, vậy bệnh có thể chữa khỏi được không? Có những cách điều trị nào an toàn và hiệu quả?

Các chuyên gia lý giải, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Theo đó bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám. Để xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm H.pylori: Đây là xét nghiệm nhằm xác định bạn có nhiễm vi khuẩn HP hay không. Phát hiện vi khuẩn HP thông qua các xét nghiệm phân, máu và hơi thở. Tùy thuộc tình trạng sức khỏe bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm thích hợp.
  • Chụp X-quang đường tiêu hóa: Chụp X-quang giúp bác sĩ thấy được thực quản, ruột non, dạ dày. Các vết loét hoặc dị vật sẽ hiển thị rõ trên hình ảnh X-quang. Để thực hiện phương pháp này, bạn phải uống thuốc cản quang và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nội soi đường tiêu hóa trên: Phương pháp này sử dụng một chiếc ống dài, mềm, phần đầu có gắn máy quay để đi vào thực quản, dạ dày thông qua đường cổ họng. Ống nội soi đi đến đâu sẽ ghi hình đến đó. Thông qua màn hình máy tính bác sĩ sẽ quan sát cụ thể bên trong thực quản và dạ dày. Từ đó xác định tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày. Ngoài ra, trong quá trình nội soi bác sĩ sẽ kết hợp các thủ thuật để lấy sinh thiết niêm mạc dạ dày. Thủ thuật này giúp việc chẩn đoán đạt kết quả chính xác hơn.

Thông qua kết quả xét nghiệm, cộng với triệu chứng lâm sàng bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Sau đó sẽ đưa ra những phương pháp điều trị bệnh thích hợp với từng người.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh thường được bác sĩ chỉ định.

Mẹo dân gian trị viêm nhiễm dạ dày

Với trường hợp viêm dạ dày nhẹ, các triệu chứng chưa rõ ràng, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian trị bệnh tại nhà. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng nguyên liệu dễ tìm, dễ thực hiện và chi phí rẻ, hiệu quả cao.

Một số mẹo dân gian trị viêm dạ dày nhẹ tại nhà như:

Lá mơ lông

Lá mơ lông còn có các tên gọi khác như lá mơ, ngữ hương đẳng, mơ lông, dắm chó, mẫu cẩu đằng… Theo Đông y, lá mơ lông có khả năng sát trùng, giải độc cơ thể, thanh nhiệt, tiêu thũng, tiêu thực, trừ phong hoạt huyết… Ngoài ra lá mơ lông cũng có công dụng giảm đau, làm lành, se khít vết thương.

Bởi những công dụng trên, dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông. Đặc biệt trong đó phải kể đến dùng lá mơ chữa viêm dạ dày nhẹ.

Cách làm như sau:

Cách 1

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá mơ lông, dùng nước rửa sạch và để ráo.
  • Cho lá mơ lông vào cối và giã nát.
  • Lọc bỏ phần bã, chiết lấy phần nước và uống.
  • Mỗi ngày bạn uống 2 lần, kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh được cải thiện.

Cách 2

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá mơ lông tươi, không sâu hỏng.
  • Cùng với 2 quả trứng gà ta và một vài lát gừng.
  • Lá mơ lông cho dưới vòi nước rửa sạch, để ráo.
  • Gừng và lá mơ lông bạn thái nhỏ cho vào bát.
  • Trứng gà tác riêng phần lòng đỏ và lòng trắng. Lưu ý chỉ giữ lại phần lòng đỏ.
  • Khuấy đều lòng đỏ trứng với lá mơ lông.
  • Sau khi khuấy đều bạn cho gừng và một chút gia vị như mắm, mì chính vào, khuấy đều.
  • Cho bát hỗn hợp này đi hấp cách thủy.
  • Ăn luôn khi còn ấm để hấp thu hết dưỡng chất của trứng, gừng và lá mơ lông.
  • Bạn kiên trì sử dụng trong 2 tuần để thấy các triệu chứng viêm dạ dày thuyên giảm.

Nghệ và mật ong

Nghệ được biết đến là gia vị có khả năng chống khuẩn, kháng viêm vô cùng hiệu quả. Ngoài ra nghệ cũng giúp gia tăng sản xuất dịch mật. Dịch mật được tiết ra giúp phân hủy, tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Từ đó hạn chế chứng đầy bụng, khó tiêu. Một công dụng khác của nghệ chính là ngăn chặn các cơn co thắt dạ dày, hạn chế viêm loét.

Nghệ và mật ong chữa đau viêm dạ dày trào ngược thực quản hiệu quả
Nghệ và mật ong chữa đau viêm dạ dày trào ngược thực quản hiệu quả

Mật ong nổi tiếng với khả năng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, bổ sung vitamin giúp cơ thể tăng cường đề kháng.

Sự kết hợp của mật ong và nghệ và lựa chọn tuyệt vời cho người bị viêm loét dạ dày.

Cách làm như sau:

  • Bạn chuẩn bị 1 củ nghệ tươi và mật ong nguyên chất.
  • Nghệ tươi sau khi rửa sạch, bạn ép lấy nước cốt.
  • Trộn đều nước ép nghệ tươi và mật ong.
  • Uống ngay sau khi ăn no, kiên trì trong một thời gian để thấy hiệu quả.

Lá bạc hà

Lá bạc hà có chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Cụ thể như: Magie, sắt, photpho, canxi, vitamin C, A. Các khoáng chất này giúp chống viêm, kháng khuẩn. Đồng thời cải thiện chứng đầy hơi, khó tiêu, giảm hội chứng ruột kích thích, ngăn chặn loét dạ lan rộng.

Cách dùng lá bạc hà chữa viêm loét dạ dày như sau:

Cách 1

  • Bạn chuẩn bị 5 lá bạc hà tươi, dùng nước rửa sạch.
  • Bạn nên ngâm lá bạc hà với nước muối để loại bỏ hết các vi khuẩn tồn đọng.
  • Bạn nhai và nuốt trực tiếp lá bạc hà để chữa viêm loét dạ dày.
  • Bạn nên ăn lá bạc hà 3 lần/tuần. Kiên trì sử dụng cho đến khi viêm dạ dày thuyên giảm.

Cách 2

  • Bạn chuẩn bị một lá bạc hà tươi và một ly nước nóng.
  • Lá bạc hà tươi dùng nước rửa sạch và để ráo.
  • Cho lá bạc hà tươi đã rửa cho vào ly nước nóng.
  • Đợi khoảng 15 phút và uống.
  • Mỗi tuần bạn nên uống trà bạc hà từ 2-3 lần để giảm các cơn đau do viêm dạ dày gây ra.

Khi áp dụng mẹo dân gian chữa bệnh viêm dạ dày bằng lá bạc hà, bạn có thể uống trước khi ăn để kích thích tiêu hóa.

Ngó sen và củ cải

Củ cải và ngó sen là những thực phẩm quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Các thành phần có trong củ cải và ngó sen giúp giảm tình trạng dạ dày co thắt, ngăn ngừa xuất huyết dạ dày.

Cách làm như sau:

  • Bạn chuẩn bị 1 củ củ cải và và 1 ngó sen.
  • Dùng nước rửa sạch củ cải và ngó sen.
  • Ngó sen và củ cải bạn đem giã nát. Hoặc bạn có thể dùng máy xay để xay nhuyễn củ cải và ngó sen.
  • Loại bỏ phần bã, chiết lấy nước và uống.
  • Ngày uống 2 lần để cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng.

Bài thuốc Đông y chữa đau viêm dạ dày

Đông y cho rằng đau viêm dạ dày là tên gọi chung của chứng vị quản thống. Theo đó viêm dạ dày là tình trạng ăn uống quá độ, lo lắng, suy nghĩ khiến tạng tỳ, vị bị ảnh hưởng, hoạt động không trơn tru. Từ đó dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, khí huyết ứ trệ. Đồng thời việc thường xuyên tức giận cũng khiến tạng can khí uất, hóa hỏa, gây tổn thương đến vị âm. Từ đó chính khí bị suy tổn và gây nên bệnh.

Ngoài các nguyên nhân trên, khi cơ thể bị ngoại tà xâm nhập cũng sẽ khiến tỳ vị bị ảnh hưởng gây bệnh. Chính vì vậy, theo y học cổ truyền, để trị chứng vị quản thống cần phải chữa hòa vị. Đồng thời bồi bổ cơ thể để ngăn chặn bệnh tái phát.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị đau viêm dạ dày hiệu quả:

Bài thuốc số 1

  • Bạn chuẩn bị các thảo dược sau mỗi loại 8g: Hương phụ, sài hồ, xuyên khung và chỉ xác.
  • Cùng với 4g cam thảo và 12g bạch thược.
  • Các nguyên liệu trên bạn để dưới vòi nước và rửa sạch.
  • Cho tất cả các vị thuốc vào nồi, đổ thêm 700ml nước và đun sôi với lửa nhỏ.
  • Chia thuốc thành 2 phần và uống vào buổi sáng và tối.
  • Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 1 thang thuốc. Kiên trì cho đến khi bệnh viêm dạ dày thuyên giảm.

Bài thuốc có công dụng cải thiện các chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau vùng thượng vị xuyên ra 2 bên hông.

Bài thuốc số 2

  • Bạn chuẩn bị các thảo dược sau mỗi loại 12g: Mạch động, sa sâm, câu kỷ tử và đương quy.
  • Cùng với 14g sinh đại và 6g xuyên luyện tử.
  • 6 vị thuốc trên bạn dùng nước rửa sạch và để ráo.
  • Cho các vị thuốc vào ấm, đổ nước ngập mặt thuốc và sắc với lửa nhỏ.
  • Chia thuốc thành 3 phần và uống vào các buổi trong ngày.
  • Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 1 thang thuốc.

Bài thuốc có công dụng chữa chứng đau nhiều vùng thượng vị kèm theo cảm giác nóng rát. Đồng thời giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua, lưỡi mọc rêu vàng do bệnh viêm dạ dày gây ra.

Bài thuốc số 3

  • Bạn chuẩn bị 2 vị thuốc sau mỗi loại 12g: Bồ hoàng và ngũ linh chi.
  • Đem 2 vị thuốc này đi rửa sạch, để ráo.
  • Tiếp đó bạn đem nghiền thuốc thành bột mịn.
  • Mỗi lần dùng bạn lấy ra 10g hòa với nước.
  • Chia thành 2 phần và uống vào các buổi trong ngày.
  • Bạn chỉ nên dùng mỗi ngày một thang.

Bài thuốc có công dụng chữa chứng đau vùng thượng vị, nôn ra máu, đại tiện ra phân đen. Đồng thời cải thiện tình trạng lưỡi đỏ có rêu vàng, môi đỏ do viêm dạ dày gây ra.

Bài thuốc số 4

  • Bạn chuẩn bị 2 vị thuốc sau 12g: Hương phụ, quế chi.
  • Cao lương khương và hoàng kỳ bạn chuẩn bị mỗi thứ 8g.
  • Cùng với 4g cam thảo, 10g bạch thược, 16g đại táo, 5 lát sinh khương.
  • Các vị thuốc trên dùng nước rửa thật sạch và để ráo.
  • Cho vào ấm và đổ nước ngập mặt thuốc, đun với lửa nhỏ.
  • Chia thuốc thành 3 phần bằng nhau và uống vào các buổi trong ngày.
  • Bạn chỉ nên uống ngày 1 thang thuốc.

Bài thuốc có khả năng chữa chứng đau vùng thượng vị, nôn ra nước trong, người lạnh, đi ngoài ra phân nát.

Bài thuốc số 5

  • Bạn chuẩn bị các loại thảo dược sau 12g: Lá khổ sâm, nhân trần và bồ công anh.
  • Cùng với bột lá khôi và chút chút mỗi thứ 10g.
  • Các loại thảo dược rửa sạch và nghiền thành bột mịn.
  • Trộn chung tất cả các loại thảo dược với nhau và bảo quản trong lọ kín.
  • Mỗi lần dùng lấy ra 30g và hòa với nước lọc.
  • Uống nước này hằng ngày thay thế nước lọc.
  • Kiên trì uống cho đến khi các triệu chứng viêm loét dạ dày thuyên giảm.
Đông y là phương pháp trị bệnh hiệu quả
Đông y là phương pháp trị bệnh hiệu quả

Lưu ý: Các bài thuốc Đông y chữa viêm dạ dày nhẹ do sử dụng thảo dược lành tính nên tác dụng thường chậm. Người bệnh cần kiên trì sử dụng, tránh bỏ dở giữa chừng. Kết hợp ăn uống khoa học để bệnh mau chóng khỏi.

Tây y trị viêm dạ dày trào ngược thực quản

Sử dụng thuốc tân dược là phương pháp điều trị bệnh đau viêm dạ dày được nhiều người áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là giảm nhanh các triệu chứng, hiệu quả tức thì. Đồng thời nó cũng rất dễ sử dụng, không mất thời gian chế biến.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc thường dùng cho người bị viêm dạ dày trào ngược thực quản:

  • Nhóm thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP: Trường hợp bạn bị viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng phối hợp các loại thuốc kháng sinh. Ví dụ như clarithromycin với metronidazole hoặc amoxicillin. Tuy nhiên kháng sinh chỉ nên uống từ 7-14 ngày. Người bệnh không nên tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Các loại thuốc chẹn histamin H2: Đây là những loại thuốc có khả năng làm giảm lượng axit dạ dày. Từ đó giảm nhanh cảm giác đau nhức do bệnh viêm dạ dày gây ra. Đồng thời thuốc cũng có tác dụng làm lành các tổn thương trong dạ dày. Một số loại thuốc histamin H2 như Nizatidine, Cimetidine hoặc Famotidine.
  • Các loại thuốc kháng axit, hoặc trung hòa axit dạ dày: Axit dạ dày được giải phóng sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng đau do viêm dạ dày trào ngược thực quản gây ra. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra táo bón, hoặc tiêu chảy.
  • Các loại thuốc ức chế bơm proton (PPI): Công dụng của thuốc là ức chế sản xuất axit dạ dày. Từ đó ngăn chặn các cơn đau và triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc ức chế bơm proton như Pantoprazole, Rabeprazole, Omeprazole, Esomeprazole,… Hạn chế của những loại thuốc này là tăng nguy cơ gãy xương (cổ tay, cột sống, hông).
  • Thuốc bảo vệ dạ dày: Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc có khả năng bảo vệ dạ dày như Trimafort, Gastropulgite, hoặc Yumangel,…

Lưu ý: Các loại thuốc có thể giảm nhanh triệu chứng bệnh, tuy nhiên không thể điều trị dứt điểm bệnh. Đồng thời, khi sử dụng quá liều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, hoặc khiến bệnh nặng hơn. Vì vậy khi sử dụng bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý khi chữa viêm dạ dày và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Để việc điều trị viêm dạ dày đạt kết quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không tự ý mua thuốc kháng sinh về nhà chữa bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng và cách dùng. Đông y và mẹo dân gian tuy lành tính nhưng vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nếu bạn quá lạm dụng.
  • Kết hợp chế độ ăn uống và rèn luyện thân thể để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
  • Không kết hợp thuốc lung tung. Nếu bạn muốn sử dụng kết hợp mẹo dân gian và Tây y, hoặc Đông y nên xin ý kiến của bác sĩ. Việc này giúp bạn chế tối đa việc tương thích thuốc, gây nguy hiểm.
Viêm dạ dày có thể tái phát nếu không được chăm sóc cẩn thận
Viêm dạ dày có thể tái phát nếu không được chăm sóc cẩn thận

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị viêm dạ dày trào ngược thực quản, bạn cần thực hiện một số điều sau để ngăn ngừa bệnh tái phát:

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Việc này giúp giảm lượng axit dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Không ăn uống chung bát đũa với người khác. Hạn chế việc lây nhiễm các vi khuẩn có hại, đặc biệt là vi khuẩn HP.
  • Ăn chín uống sôi, hạn chế nạp các thực phẩm lề đường, không đảm bảo vệ sinh.
  • Không nên ăn những thực phẩm được chiên rán, nhiều dầu mỡ, chất béo và cay nóng. Đây đều là những thức ăn có thể gây kích thích dạ dày tiết ra axit. Từ đó gây nên viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Để ngăn bệnh tái phát bạn nên tránh xa những đồ uống chứa cồn, chất kích thích như bia, rượu, cà phê, nước có gas.
  • Rửa sạch tay trước và sau khi ăn để ngăn vi khuẩn truyền nhiễm xâm nhập, gây bệnh.
  • Cai thuốc lá để ngăn bệnh trở nặng, hoặc tái phát.
  • Bổ sung một số loại vitamin tốt cho cơ thể như A, B12, D, C, K.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái. Đồng thời tránh lo lắng, căng thẳng, stress, vì đây đều là những yếu tố có thể gây nên viêm dạ dày.
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
  • Thông báo với bác sĩ về những loại thuốc bạn đang uống. Rất có thể đó là loại thuốc kích thích gây ra tình trạng dạ dày viêm loét.
  • Tăng cường rèn luyện thân thể nhằm nâng cao đề kháng, miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Tất cả những thông tin về nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả đã được giải đáp qua bài viết trên đây. Theo đó, nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng của bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được điều trị kịp thời. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị đúng cách. Bạn tuyệt đối không nên chủ quan, thăm khám sớm tránh những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích bảo vệ sức khỏe.

Viêm loét dạ dầy là tình trạng tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày do sự bào mòn của axit dịch vị
Viêm loét dạ dầy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm loét dạ dầy là một bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa. Viêm loét dạ dày tá tràng có thể xảy ra ở tất cả mọi đối tượng…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.