Cà gai leo là thảo dược gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý

Cà gai leo từ lâu được mọi người biết đến là một loại dược liệu quý và có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là gan. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng cà gai leo. 

Những thông tin về cà gai leo

Cà gai leo được biết đến là một loại thảo dược quý điều trị được nhiều bệnh lý với tên khoa học là Solanum Hainanense. Tại Việt Nam, cà gai leo được gọi với nhiều cái tên khác như cà dây leo, cà quýnh, cà gai dây…

Cách nhận biết cây cà gai leo

Đây là loại cây mọc dại, thuộc họ cà với những đặc điểm như sau:

  • Cây thuộc họ thân gỗ, độ cao trung bình từ 1 – 2m, phần thân cây có nhiều gai mọc xung quanh. Khác với các họ cà khác, thân cây phân tán thành nhiều cành để vươn tới không gian thoáng đãng hơn, dễ hấp thụ ánh sáng.
  • Lá cây có hình bầu dục. Quan sát kỹ, bạn sẽ thấy được lớp gai nhỏ phủ đều lên bề mặt trên của lá, phía dưới có lớp lông mịn.
  • Đầu tháng 4, tháng 5, cây sẽ ra hoa. Hoa cà gai dây mọc thành từng chùm dưới các nách lá. Mỗi bông hoa có màu trắng ngà, nhụy vàng.
  • Khoảng tháng 7 đến tháng 9, cây bắt đầu đậu quả, quả thường có hình tròn, nhỏ như đầu ngón tay. Lúc còn non, chúng có màu xanh sau đó chuyển sang màu đỏ khi chín mọng. 

Nơi phân bố

Cà gai leo là một loại cây có sức sống khỏe cao, dễ phát triển. Bởi vậy, chúng xuất hiện ở rất nhiều tỉnh thành trên đất nước ta, phổ biến nhất là ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Ngoài ra, một số tỉnh thành như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh cũng có loại cây này.

Cà gai dây là một thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc Đông y
Cà gai dây là một thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc Đông y

Hiện nay, với nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều, cà gai dây được trồng ở khắp các tỉnh thành. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và mua giống cây về trồng.

Phân loại cà gai leo

Cà gai leo có nhiều họ hàng khác nhau trong đó có những cây chứa nhiều độc tố. Do đó, bạn phải có hiểu biết nhất định để phân biệt loại cây này. 

Cà gai dây hoa tím

Bạn cần dựa vào bộ phận chính là thân cây và hoa để phân biệt giống cây này. Thân cà gai dây hoa tím thường to hơn các loại cây khác, gai sắc nhọn và có mật độ dày hơn. Hoa của chúng thường có màu tím đặc trưng.

Cà gai dây hoa tím có dược tính yếu, không có độc, vì thế chúng thường không có tác dụng chữa bệnh mà được dùng để làm hàng rào trong vườn.

Cà gai dây hoa trắng

Loại cây này xuất hiện khá ít, chỉ mọc ở những nơi hoang dại và được săn lùng rất nhiều. Bởi chúng có giá trị chữa bệnh rất cao. Điểm dễ phân biệt là thân cây nhỏ, mật độ gai thưa, hoa có màu trắng. 

Theo Đông y, cà dây leo hoa trắng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh bởi dược tính cao. 

Một số loại cây khác dễ nhầm lẫn

Bạn có thể nhầm lẫn cây cà dây leo với một số loại cây khác như: 

  • Cà gai: Loại cây này thuộc dạng thân gỗ, có nhiều gai nhọn, sắc, lá nhẵn mịn. Lá của chúng không có gai hay lông phủ trên mặt như cà gai leo hoa trắng. Các nhà nghiên cứu cảnh báo tuyệt đối không được sử dụng giống cây này. Bởi chúng có nồng độ độc tính rất cao và gây hại cho sức khỏe.
  • Cà dại: Cây có phiến lá lớn, lông ít và hoa trắng mọc thành từng chùm có 5 cách đều đặn. Bạn không nên sử dụng loại cà này vì chúng có nhiều độc tính gây hại cho cơ thể.
  • Cà tàu: Khi còn non, chúng có nhiều khoang khác nhau, khi chín chuyển từ vàng sang cam. Dùng không có độc nhưng chúng cũng không có giá trị sử dụng. 

Thành phần trong cà gai leo

Các thành phần hoạt chất trong cà gai leo có tác dụng gì? Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu về các dưỡng chất có trong nó. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, cà dây leo có chứa nhiều thành phần quý như:

  • Saponin steroid: Đây là một hợp chất vô cùng quý hiếm và hữu ích đối với sức khỏe. Saponin đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Đồng thời có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kiểm soát các loại virus gây hại ở gan. 
  • Glycoalkaloid: Chất này có một hàm lượng khá cao trong cà gai leo. Đối với những người mắc các bệnh lý về gan, thành phần này sẽ hỗ trợ phục hồi chức năng gan, ức chế sự phát triển của các virus gây viêm gan. Hơn nữa, hoạt chất này còn thúc đẩy quá trình đào thải độc tố trong cơ thể. 
  • Flavonoid: Đây là một hợp chất quý rất hiếm gặp ở các loài thực vật. Nó đã được phát hiện trong quá trình nghiên cứu về thành phần dược tính của cà gai dây. Hợp chất này rất tốt cho tim mạch, cho quá trình tái tạo máu và phục hồi chức năng gan. 

Xem thêm:

Cà dây leo có chứa nhiều thành phần quý
Cà dây leo có chứa nhiều thành phần quý

Theo ghi chép trong Đông y, cà gai leo vị hơi the, đắng, có tính ấm với tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, chữa phong thấp, điều trị rắn cắn. Đặc biệt, y học cổ truyền sử dụng dược liệu này để điều trị các bệnh về gan, giải độc, chữa gan nhiễm mỡ, xơ gan, giải độc rượu… 

Cách thu hái và bào chế cà gai leo

Cà dây leo là một loại thảo dược quý hiếm, mọc ở nhiều sườn đồi, ven suối. Cây phát triển mạnh nhất vào thời gian từ tháng 2 đến tháng 11 và được thu hái quanh năm. 

Thân và cà dây leo dùng để sắc nước uống nên sau khi thu hái sẽ được rửa sạch và phơi khô. Trà cà gai leo màu nâu sẫm, vị thơm ngon và có thể dùng hàng ngày. 

Cà gai leo chữa bệnh gì? Cách sử dụng cây cà gai leo chữa bệnh

Tác dụng của cà gai leo trong việc chữa bệnh đã được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu khoa học. Dưới đây là các công dụng của cà gai leo trong điều trị bệnh lý:

Điều trị bệnh gan

Cây cà gai leo trị bệnh gì? Cà dây leo được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh gan. Thuốc có tác dụng thải độc, tăng cường chức năng gan. 

  • Chuẩn bị 30g cà dây leo, 10g dừa can, 10g diệp hạ châu. Rửa sạch tất cả nguyên liệu để loại bỏ hết bụi bẩn.
  • Sắc với 500ml nước đến khi cạn còn 150ml thì chắt lấy thuốc uống.

Chữa bệnh về xương khớp

Uống cà gai leo có tác dụng gì hiệu quả? Uống nước cà gai leo mỗi ngày có thể giúp bạn khắc phục các vấn đề về xương khớp hiệu quả. Cách nấu nước cây cà gai leo như sau: 

  • Bạn chuẩn bị cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cây tỷ muội, rễ khoan cân đằng, rễ cỏ xước mỗi vị 20g.
  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu và sắc với 800ml nước.
  • Sắc thuốc cho đến khi cô cạn còn khoảng 200ml nước thì lấy nước uống hàng ngày. 

Giải rượu

Đối với những người uống nhiều bia rượu, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng cà gai leo để bảo vệ gan khỏi những tác động xấu. Bạn nấu cà dây leo theo cách dưới đây để có một loại thuốc giải rượu tốt.

  • Chuẩn bị 10g cà gai dây leo, rửa sạch.
  • Đun với 250ml nước cho đến khi sôi rồi chắt lấy nước uống.

Chữa vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt, vàng mắt

Người bệnh có thể sử dụng cà dây leo khô để chữa bệnh mẩn ngứa, vàng da, vàng mắt như sau:

  • Lấy khoảng 30g cà gai leo khô, rửa sạch để loại bỏ tạp chất.
  • Đun với 500ml nước, để sôi kỹ rồi chắt lấy nước uống. 
  • Sử dụng thuốc như một loại nước uống hàng ngày, kiên trì uống đều đặn hàng ngày để điều trị bệnh. 

Chữa rắn cắn

Khi bạn rắn cắn, bạn có thể dùng 30 – 50g rễ cà dây leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hòa cùng 200ml nước đun sôi để nguội. Sau đó, chắt nước uống mỗi ngày 2 lần để chữa bệnh. Qua hôm sau, bạn tiếp tục phơi khô 10 – 30g cà gai leo, sao vàng, nấu với 600ml nước. Khi thuốc cạn còn 200ml nước thì chia thuốc ra 2 lần uống trong ngày. 

Lưu ý khi sử dụng cà dây leo

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng cà dây leo chữa bệnh, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi chưa thể tiếp nhận các dược chất trong cà gai leo nên không thể sử dụng.
  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú nếu sử dụng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Những người bị dị ứng, mẫn cảm với thành phần trong cà gai leo nên sử dụng với liều lượng nhỏ trước. Nếu có triệu chứng dị ứng người bệnh cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời.
  • Không được lạm dụng các loại dược liệu vì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Khi sử dụng cà gai leo bạn nên lưu ý để không bi phản tác dụng
Khi sử dụng cà gai leo bạn nên lưu ý để không bi phản tác dụng
  • Bạn nên sử dụng các loại nguyên liệu đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, sơ chế kỹ lưỡng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
  • Người bệnh nên tham khảo những người có chuyên môn về cách dùng, liều lượng sử dụng cà gai leo để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Giá cà gai leo và địa chỉ mua hàng uy tín

Diện tích đất trồng trọt bị sụt giảm một cách đáng kể nên ảnh hưởng đến việc trồng và thu hoạch cà dây leo. Thực tế cho thấy, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều nhưng số lượng thu hoạch được ngày càng ít đi. Hiện nay, giá thành mỗi kg cà dây leo sẽ dao động từ 200.000 – 300.000 đồng. 

Bạn có thể dễ dàng tìm mua cà dây leo tại các địa chỉ cửa hàng uy tín hoặc trên các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, khách hàng cũng cần phải lưu ý để không mua phải sản phẩm kém chất lượng, gây nguy hại cho sức khỏe khi sử dụng. 

Vietfarm là một trong những thương hiệu được nhiều khách hàng biết đến trong việc cung cấp và phân phối dược liệu sạch. Các loại dược liệu được trồng, thu hoạch ở Vietfarm đều đạt chuẩn GACP – WHO. Sau khi thu hoạch, thảo dược sẽ được sơ chế bởi một quy trình khép kín với công nghệ hiện đại. 

Cà dây leo tại Vietfarm được đóng gói trong túi 1kg, 0,5kg và bảo quản theo đúng quy trình. Giá thành tại đây vô cùng hợp lý, chỉ với 70.000 đồng cho 500g cà chất lượng. Do đó, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn khi lựa chọn các loại dược liệu tại Vietfarm. 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về cà gai leo và công dụng của loại dược liệu này. Để an toàn khi sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của những người chuyên môn và dùng dược liệu đúng cách. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.