Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt cho sức khỏe

Câu hỏi viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt cho sức khỏe là thắc mắc chung của rất nhiều người. Bởi chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Do đó, bài viết dưới đây sẽ gợi ý những món người bị viêm mũi dị nên ăn và kiêng, tăng khả năng khỏi bệnh.

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi một số thực phẩm khi sử dụng có thể làm gia tăng các triệu chứng của bệnh. Đồng thời gây cản trở quá trình điều trị, khiến bệnh kéo dài mãi không khỏi. Vậy người bị viêm mũi dị ứng không nên ăn gì?

Dưới đây là những loại thực phẩm mà bạn cần hạn chế sử dụng khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng.

Hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa bò

Sữa và các chế phẩm từ sữa bò là nhóm thực phẩm đầu tiên người bị viêm mũi dị ứng cần tránh sử dụng. Trong đó, sữa bò là loại thức uống dễ gây dị ứng nhất do chứa hai loại protein Casein và Whey. Chúng có thể kích thích dị ứng ở mũi. Casein có trong phần rắn của sữa bò, còn Whey tồn tại trong phần lỏng của sữa sau khi lắng lại.

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Bạn nên kiêng sữa bò và các chế phẩm từ sữa
Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Bạn nên kiêng sữa bò và các chế phẩm từ sữa

Vì thế, người bệnh nên tránh sử dụng các loại sữa bò và những chế phẩm từ chúng như phô mai, váng sữa,…

Bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe? Thực phẩm cay nóng

Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thường mắc phải triệu chứng tắc nghẽn, ứ đọng dịch nhầy trong các xoang. Tình trạng này nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bệnh viêm xoang. Đây cũng là một trong những biến chứng của viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân khiến dịch nhầy tiết ra nhiều hơn đó chính là thực phẩm cay nóng. Vì thế, người bệnh nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này, cụ thể như tiêu, ớt, mù tạt,…

Tránh ăn các loại hải sản

Người bị viêm mũi dị ứng nên kiêng ăn gì? Câu trả lời là các loại hải sản như tôm, cua, sò,… Khi đưa vào cơ thể, chúng có thể sinh ra phản ứng dị ứng. Cụ thể, thành phần protein trong các loại hải sản sẽ trở thành kháng nguyên kích thích phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó, một vài loại hải sản chỉ ở dạng bán kháng nguyên nhưng nếu chúng kết hợp với nhóm kháng nguyên tồn tại sẵn trong cơ thể người bệnh sẽ gây ra hiện tượng dị ứng.

Mức độ dị ứng của người bệnh sẽ không phụ thuộc vào lượng hải sản đã dung nạp. Chúng sẽ được quyết định bởi độ mẫn cảm của cơ thể. Vì thế, người bệnh có cơ địa nhạy cảm bị viêm mũi dị ứng không nên ăn hải sản, dù chỉ ăn một lượng nhỏ.

Người mắc viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Đồ ngọt

Đồ ngọt thường ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, lá lách và dạ dày. Sử dụng quá nhiều đường sẽ gây rối loạn chuyển hóa chất lỏng, tạo nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì,…

Đồ ngọt còn chứa nhiều thành phần tạo áp lực lên tuyến tụy làm gia tăng lượng dịch nhầy trong cơ thể. Cụ thể như đường tinh luyện, chất béo, màu nhân tạo,…

Những thành phần này sẽ khiến các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn, tăng cảm giác khó chịu cho người bệnh. Đồng thời chúng làm giảm chức năng kháng khuẩn của hệ miễn dịch. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân kích thích dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp.

Đồ ngọt làm gia tăng các triệu chứng khiến các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi...
Đồ ngọt làm gia tăng các triệu chứng khiến các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi…

Do đó, người bị viêm mũi dị ứng nên tránh xa các loại đồ ăn như bánh kem, nước ngọt, bánh quy, kẹo, chocolate,…

Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ

Viêm mũi dị ứng không nên ăn gì? Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng không nên sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ. Bởi thực phẩm nhiều dầu mỡ khiến cho cơ thể bị dư thừa các chất béo. Điều này không chỉ gây áp lực lên dạ dày mà còn cản trở sự trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó gây nên tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng.

Một khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, hệ miễn dịch sẽ vì thế trở nên suy yếu, dễ mắc bệnh.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng kích thích tăng tiết dịch nhầy trong cơ thể, khiến các triệu chứng viêm mũi dị ứng nặng hơn. Nếu để lâu chúng có thể tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm, khó điều trị.

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Thực phẩm chứa chất phụ gia

Viêm mũi dị ứng nên kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe? Người bị viêm mũi dị ứng nên tránh sử dụng các thực phẩm chứa chất phụ gia. Bởi chúng có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, các triệu chứng kéo dài mãi không khỏi.

Một số loại chất phụ gia khiến bệnh viêm mũi dị ứng trầm trọng hơn bao gồm:

  • Mì chính (bột ngọt)
  • Benzaldehyde
  • FD & C nhuộm màu vàng số 5,…

Những loại chất này thường xuất hiện nhiều trong các thực phẩm như:

  • Xúc xích, thịt nguội, giăm bông
  • Các loại trái cây sấy, mứt, ô mai
  • Thạch, trà sữa
  • Khoai tây chiên, mì tôm
  • Các loại bánh quy, kẹo cao su

Người mắc viêm mũi dị ứng nên ăn gì để mau khỏi bệnh?

Ngoài những thực phẩm có hại, người mắc viêm mũi dị ứng nên bổ sung những loại thực phẩm sau để tăng khả năng khỏi bệnh.

Thực phẩm giàu omega – 3 tốt cho người viêm mũi dị ứng

Người bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì? Đáp án là những thực phẩm giàu omega-3. Nhóm thực phẩm này có khả năng làm giảm các triệu chứng do viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi,… Ngoài ra, thức ăn giàu omega-3 còn có công dụng chống viêm hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm xoang (biến chứng viêm mũi dị ứng).

Thực phẩm giàu omega - 3 giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh
Thực phẩm giàu omega – 3 giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh

Omega-3 tồn tại nhiều trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá thu,… Tuy nhiên, người có cơ địa mẫn cảm dị ứng với hải sản không nên sử dụng những thực phẩm này. Thay vào đó, bạn có thể thay thế bằng các loại thực phẩm giàu omega-3 khác như tảo, hạt cải, hạt óc chó, bí ngô,…

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì? Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Vitamin C giúp làm giảm nồng độ histamin trong cơ thể nên rất hữu ích cho người mắc viêm mũi dị ứng. Chúng triệt tiêu độc tốt của histamin, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý do nhiễm trùng đường hô hấp.

Ngoài ra, vitamin C còn tăng cường sức đề kháng, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Người bệnh nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như ớt chuông, cà chua, cà rốt, táo, ổi,… Đồng thời, bổ sung các loại rau xanh như rau chân vịt, rau cải ngọt, rau cải thìa,…

Bổ sung các loại gia vị có tính ấm

Ăn gì trị viêm mũi dị ứng? Theo đó bạn nên bổ sung các loại gia vị có tính ấm trong món ăn hằng ngày, ví dụ như tỏi, gừng, hành tây… Đây đều là những gia vị có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa viêm mũi dị ứng.

Các gia vị như tỏi, lgừng, hành tây có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn cho hệ hô hấp
Các gia vị như tỏi, lgừng, hành tây có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn cho hệ hô hấp
  • Tỏi: Thành phần Sulfur và Allicin trong tỏi có khả năng kháng khuẩn, thanh lọc cơ thể, giải phóng độc tố. Gia vị này cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ chất cholesterol xấu, tăng enzyme chống oxy. Ngoài ra tỏi cung cấp lượng kali và vitamin C cần thiết cho cơ thể.
  • Hành tây: Hàm lượng Quercetin dồi dào trong hành giúp kiểm soát nồng độ histamine. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng oxy hóa, làm giảm triệu chứng viêm mũi do dị ứng.
  • Gừng: Công dụng chính là làm chậm quá trình sản xuất các histamin trong cơ thể. Từ đó ngăn ngừa hiện tượng dị ứng hiệu quả. Người bệnh có thể làm trà gừng hoặc sử dụng chúng như một gia vị trong chế biến các món ăn.

Viêm mũi dị ứng nên ăn gì tốt cho sức khỏe? Thực phẩm chứa kẽm

Kẽm là loại khoáng chất vô cùng cần thiết với hệ miễn dịch. Chúng tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch ngăn ngừa nhiễm trùng cho cơ thể. Bổ sung kẽm giúp nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch. Đồng thời hạn chế quá trình giải phóng histamin ồ ạt, quá mức gây kích ứng niêm mạc mũi.

Người bệnh viêm mũi dị ứng nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm như: Ngũ cốc, các loại đậu, củ cải, hạt bí ngô,… Hay các loại thịt đỏ gồm thịt bò, cừu, lợn. Những loại thực phẩm này không chỉ cải thiện quá trình điều trị mà còn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao sức khỏe.

Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì, nên ăn gì? Nên uống trà, nước ép trái cây

Các loại trà từ gừng, lá bạc hà, tầm mà,… có khả năng kháng khuẩn hiệu quả, cung cấp các chất chống oxy hóa. Đồng thời cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng, làm thông mũi, giảm dịch nhầy.

Nước ép trái cây chứa nhiều loại vitamin rất tốt cho cơ thể. Người bệnh nên uống nhiều nước ép từ quả ổi, cam, bưởi, bởi chúng chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin A và E trong nước ép dứa, kiwi, cà rốt có khả năng làm lành vùng niêm mạc mũi tổn thương.

Một số lời khuyên hữu ích cho người mắc viêm mũi dị ứng

Ngoài việc quan tâm viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Không đến những nơi có gió vào mùa hoa lá rụng.
  • Vệ sinh sạch sẽ các bộ phận tai, mũi, họng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
  • Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn. Hành động này sẽ giúp làm sạch mũi, bảo vệ mũi trước những tác nhân gây kích thích dị ứng.
Sử dụng nước muối sinh lý giúp ngăn ngừa các tác nhân gây kích thích dị ứng
Sử dụng nước muối sinh lý giúp ngăn ngừa các tác nhân gây kích thích dị ứng
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, nhất là khi bạn đến những môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn như nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày để làm dịu các cơn ho. Bạn cũng có thể thay thế bằng các loại trà có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hoặc nước ép hoa quả.
  • Tập thể dục, rèn luyện thân thể thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp để nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật.
  • Đảm bảo không gian sống luôn thoáng đãng, sạch sẽ, không ẩm mốc. Điều này sẽ ngăn ngừa được các tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, lông thú nuôi, vi khuẩn…
  • Tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt cho sức khỏe. Hy vọng, với những thông tin trên bạn đã có thể xây dựng cho mình một thực đơn lành mạnh, khoa học giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể xuất hiện các phản ứng khi tiếp xúc với tác nhân gây kích thích
Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thời tiết chuyển lạnh đột ngột, môi trường ô nhiễm, khói bụi là những nguyên nhân điển hình gây ra bệnh viêm mũi dị ứng. Vậy viêm mũi dị ứng…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.