Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thời tiết chuyển lạnh đột ngột, môi trường ô nhiễm, khói bụi là những nguyên nhân điển hình gây ra bệnh viêm mũi dị ứng. Vậy viêm mũi dị ứng là gì? Bệnh có gây nguy hiểm không? Điều trị viêm mũi dị ứng thế nào hiệu quả nhất? Để biết được câu trả lời cho những vấn đề này mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Viêm mũi dị ứng là gì? Triệu chứng điển hình

Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể xuất hiện các phản ứng khi tiếp xúc với tác nhân gây kích thích. Chúng khiến người bệnh bị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và ngứa mắt… Những triệu chứng này có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, hai bệnh lý này khác nhau ở chỗ, cảm lạnh do các virus, vi khuẩn gây ra. Còn viêm mũi dị ứng do những tác nhân kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn, nấm mốc… tạo ra.

Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể xuất hiện các phản ứng khi tiếp xúc với tác nhân gây kích thích
Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể xuất hiện các phản ứng khi tiếp xúc với tác nhân gây kích thích

Bệnh thường xuất hiện nhiều vào thời điểm đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng. Lúc này, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình như:

  • Hắt hơi thường xuyên liên tục
  • Cảm thấy ngứa và cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt
  • Ngứa rát mũi, sổ mũi, chảy nước mũi đầm đìa
  • Người bệnh thấy mệt mỏi, uể oải, nặng đầu
  • Ngạt mũi, khó thở phải thở bằng miệng
  • Tăng sản xuất dịch nhầy trong mũi
  • Ban đầu màu nước mũi trong suốt, sau đó đặc lại thành dịch màu xanh hoặc vàng
  • Hoạt động của khứu giác kém đi
  • Xuất hiện tình trạng ho thông thường, ho có đờm, sốt nhẹ
  • Viêm họng, bị ngứa tai hoặc ù tai

Các triệu chứng của bệnh cũng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh khiến bạn thấy mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhằm khắc phục tình trạng trên, người bệnh cần trang bị trước các kiến thức về viêm mũi dị ứng. Từ đó phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh và điều trị kịp thời.

Tại sao bị viêm mũi dị ứng? Nguyên nhân

Để áp dụng cách điều trị phù hợp và hiệu quả, bạn cần xác định rõ nguyên nhân nào gây nên bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng phổ biến, bao gồm:

  • Môi trường ô nhiễm: Những môi trường có nhiều bụi bẩn, hóa chất như nhà máy sản xuất, khu công nghiệp… dễ làm bạn bị mắc bệnh.
  • Các tác nhân kích thích: Mũi xuất hiện tình trạng dị ứng khi hít phải phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, khói thuốc lá, lông vật nuôi… Từ đó gây ra các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi…
  • Các món hải sản: Tôm, cua, cá biển cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng phổ biến.
  • Do các loại thuốc kháng sinh, gây mê, giảm đau… : Người bệnh có thể bị dị ứng với các thành phần hóa học trong những loại thuốc này. Để tránh rơi vào tình trạng trên, bạn đọc nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Do di truyền: Nếu cha mẹ có tiền sử mắc viêm mũi dị ứng thì xác suất con cái bị di truyền bệnh lên tới 30%. Hoặc bố mẹ bị bệnh hen suyễn cũng khiến con sinh ra nhạy cảm hơn với các yếu tố ngoại lai dẫn tới dị ứng.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn do cấu trúc mũi bất thường, vẹo hoặc gai vách ngăn, mào vách ngăn.

Viêm mũi dị ứng có gây nguy hiểm? Các biến chứng

Viêm mũi dị ứng có thể khỏi nhanh chóng nếu được chữa trị sớm và đúng cách. Tuy nhiên, giai đoạn đầu, những triệu chứng của bệnh rất giống với bệnh cảm cúm thông thường. Do đó, nhiều người mang tâm lý chủ quan, không điều trị dứt điểm ngay.

Vậy câu hỏi được đặt ra là viêm mũi dị ứng để lâu có sao không? Theo đó, viêm mũi dị ứng không được điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, tái diễn thường xuyên. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể như:

  • Viêm xoang: Là tình trạng ứ đọng dịch nhầy trong các hốc xoang, làm tắc nghẽn không khí. Đồng thời tạo cơ hội cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng xoang là biến chứng điển hình nhất của viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi.
Nếu để bệnh lâu ngày có thể hình thành biến chứng thành viêm xoang
Nếu để bệnh lâu ngày có thể hình thành biến chứng thành viêm xoang
  • Các bệnh về đường hô hấp: Viêm mũi dị ứng có thể gây ra triệu chứng nghẹt mũi khiến người bệnh phải thở bằng miệng. Điều này làm cho các tác nhân như virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công vòm họng. Chúng sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan hoặc viêm thanh quản.
  • Biến chứng ở mắt: Viêm mũi do dị ứng cũng gây ảnh hưởng tới vùng mắt. Các biến chứng ở bộ phận này bao gồm chảy nhiều nước mắt về đêm, viêm kết mạc, xước giác mạc. Hoặc thậm chí làm giảm thị lực ở người bệnh.
  • Gây rối loạn giấc ngủ: Tình trạng nghẹt mũi khiến người bệnh phải thở bằng miệng gây nhiều khó chịu, gián đoạn đến giấc ngủ. Người bệnh bị mất ngủ thường xuyên dẫn tới suy nhược cơ thể, mệt mỏi, không còn sức lực.

Những biến chứng này không chỉ gây tác hại xấu tới sức khỏe cơ thể mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp các bác sĩ để được điều trị sớm. Đồng thời ngăn ngừa tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

Phương pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bệnh học

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý có khả năng tái phát cao và khó điều trị tận gốc. Vì thế, người bệnh nên trực tiếp đến gặp các bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, tăng tốc độ hồi phục.

Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao thường được các bác sĩ chỉ định

Chẩn đoán viêm mũi dị ứng

Để xác định mức độ nặng của bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng sau:

  • Xác định tiền sử dị ứng và khám lâm sàng: Các bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi về triệu chứng của bạn nhằm kiểm tra xem đây có phải là viêm mũi dị ứng hay không. Đồng thời xác định xem nguyên nhân nào gây nên bệnh, do di truyền hay môi trường… Từ đó xác định phương hướng điều trị thích hợp.
  • Các bài test da: Được tiến hành bằng cách đưa các tác nhân kích thích qua da. Sau đó các bác sĩ sẽ đánh giá kích thước và đặc điểm của vùng da phản ứng. Phương pháp này giúp bác sĩ biết được mức độ mẫn cảm của cơ thể để đưa ra liều lượng thuốc chữa trị phù hợp.
  • Xét nghiệm máu RAST: Tên gọi khác là thử nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ. Trường hợp bạn không thể làm bài test trên, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiến hành xét nghiệm máu. Đây là phương pháp giúp kiểm tra lượng kháng thể miễn dịch IgE từ đó biết được dạng dị ứng trong máu. Đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng các các tác nhân gây dị ứng.

Sử dụng các loại thuốc Tây y chữa bệnh

Biện pháp nhanh nhất giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh là sử dụng thuốc Tây y. Tuy nhiên, Tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Những loại thuốc thường được các bác sĩ sử dụng cho người bị viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Thuốc chống xung huyết: Bao gồm Pseudoephedrine, Phenylephrine,… Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm hiệu quả triệu chứng nghẹt mũi và áp lực ở các xoang. Tuy nhiên, thuốc gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như tăng huyết áp, thậm chí là đột quỵ. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng bác sĩ đã chỉ định.
  • Thuốc kháng histamin: Giúp cải thiện tình trạng ngứa mũi, chảy mũi, hắt hơi hiệu quả. Nhưng chúng không có tác dụng điều trị nghẹt mũi. Những loại thuốc người bệnh có thể tham khảo như chlorpheniramine ,cyproheptadine, hydroxyzine… Một số tác dụng phụ của thuốc gồm: Gây buồn ngủ, đi tiểu khó khăn, khô miệng.
Thuốc chlorpheniramine giúp cải thiện hiệu quả tình trạng ngứa mũi, chảy mũi, hắt hơi
Thuốc chlorpheniramine giúp cải thiện hiệu quả tình trạng ngứa mũi, chảy mũi, hắt hơi
  • Thuốc kháng viêm Corticoid: Loại thuốc này có khả năng giảm thiểu các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Đồng thời xoa dịu cảm giác khó chịu cho người bệnh. Người bệnh có thể sử dụng loại thuốc uống như Prednisone, Dexamethasone… Hoặc thuốc xịt mũi Beconase , Rhinocort , Flixonase… Theo đánh giá của các bác sĩ, những loại thuốc xịt mũi sẽ cho hiệu quả điều trị tốt hơn và ít tác dụng phụ so với thuốc uống.
  • Thuốc kháng leukotriene: Giúp ức chế sự sản xuất quả nhiều leukotriene – hoạt chất gây ra các phản ứng viêm dị ứng. Các loại thuốc kháng leukotriene có thể sử dụng như montelukast, zafirlukast, zileuton. Thuốc điều trị hiệu quả các bệnh như bệnh mày đay mạn tính, bệnh viêm mũi do dị ứng, bệnh hen phế quản.

Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của các bác sĩ. Không nên thay đổi liều lượng thuốc bởi hành vi này sẽ làm giảm hiệu quả chữa trị.

Điều trị bệnh bằng các bài thuốc Đông y

Theo Đông y, viêm mũi dị ứng là tình trạng kinh phế của người bệnh đang bị nhiễm phong hàn hoặc do tà khí xâm nhập. Các bài thuốc Đông y sẽ có công dụng trừ hàn, làm thông mũi, giảm thiểu tiết dịch…

Các bài thuốc Đông y thường an toàn và lành tính nên được rất nhiều người sử dụng. Bạn đọc có thể tham khảo những bài thuốc phổ biến dưới đây:

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị 12g các loại thảo dược kim ngân hoa, ké đầu ngựa (thương nhĩ), bồ công anh. Kết hợp cùng 10g các nguyên liệu tang diệp – rau diếp cá – má đề – cam thảo nam – kinh giới và 8g bạc hà. Đem các nguyên liệu đun dưới lửa nhỏ cùng 750ml nước. Đến khi nước cạn còn 300ml thì tắt bếp, bắc ra. Mỗi ngày sử dụng 2 lần sẽ thấy cải thiện tình trạng bệnh.
  • Bài thuốc số 2: Chuẩn bị 20g các nguyên liệu kim ngân hoa, bèo cái tía (bèo ván), 10g các thảo dược tân di hoa và ké đầu ngựa (thương nhĩ). Đem sắc các nguyên liệu thành thuốc, mỗi ngày dùng 2 lần trước khi ăn.
  • Bài thuốc số 3: Chuẩn bị 12g các thảo dược thương nhĩ tử, bạch chỉ, tân di hoa (vọng xuân hoa) và 6g bạc hà. Đem sắc các nguyên liệu thành thuốc mỗi ngày sử dụng 1 thang. Hoặc tán các thảo dược trên thành bột mịn áp lên mũi 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.

Trị bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả cao

Mẹo dân gian cũng là một trong những cách trị viêm mũi dị ứng mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này vô cùng đơn giản, người bệnh chỉ cần sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà.

Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa viêm mũi do dị ứng được nhiều người tin dùng.

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng

Gừng là gia vị có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt giúp ngăn ngừa các tác nhân gây dị ứng. Để làm thuốc chữa bệnh, bạn có thể dùng một củ gừng rửa sạch, thái lát mỏng, hòa với nước nóng rồi thưởng thức. Mỗi ngày sử dụng 2-3 lần sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể.

Gừng có khả năng kháng khuẩn rất tốt giúp ngăn ngừa các tác nhân gây dị ứng
Gừng có khả năng kháng khuẩn rất tốt giúp ngăn ngừa các tác nhân gây dị ứng

Dùng lá ngải cứu để chữa bệnh

Lá ngải cứu giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi, lưu thông mũi, cải thiện hoạt động hô hấp. Cách thực hiện: Đem lá ngải cứu rửa sạch, phơi khô rồi bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi lần sử dụng hòa với nước nóng trong khoảng 15 phút rồi thưởng thức. Người bệnh nên uống trà ngải cứu từ 2-3 lần/ngày để thấy hiệu quả điều trị.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng lá bạc hà

Các tinh chất trong lá bạc hà có khả năng kháng viêm hữu hiệu, làm thông mũi. Từ đó giúp người bệnh xóa bỏ cảm giác khó chịu do nghẹt mũi, cải thiện đường thở.

Các tinh chất trong lá bạc hà làm thông mũi cải thiện đường thở cho người bệnh
Các tinh chất trong lá bạc hà làm thông mũi cải thiện đường thở cho người bệnh

Cách thực hiện bài thuốc này rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm lá bạc hà. Đem lá rửa sạch, hãm với nước nóng khoảng 15 phút. Sau đó cho thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều rồi sử dụng. Mỗi ngày duy trì uống đều đặn từ 2-3 lần trước khi ăn.

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm viêm mũi dị ứng và bị tái phát, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh sau:

  • Bạn nên giữ ấm cơ thể mỗi khi đi ra ngoài. Nhất là vào những lúc thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường.
  • Hạn chế đi đến những môi trường ô nhiễm có nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá… Cụ thể là những nhà máy, xưởng sản xuất, khu công nghiệp hóa chất…
  • Phòng bệnh viêm mũi dị ứng bằng cách thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để ngăn ngừa các tác nhân như phấn hoa, bụi mạt, lông vật nuôi, nấm mốc…
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Điều này sẽ ngăn cản được sự xâm nhập của các chất gây dị ứng. Đồng thời bảo vệ sức khỏe của bạn trước các bệnh lây truyền đường hô hấp.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ nhất là vùng mũi, miệng và họng. Hằng ngày, người bệnh nên sử dụng nước muối sinh lý để kháng khuẩn cho những vùng này.
  • Không nên dùng tay ngoáy mũi bởi hành vi này có thể đưa các tác nhân gây dị ứng vào mũi.
  • Bạn nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch. Đồng thời tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây tươi. Hạn chế các thực phẩm cay nóng chứa tiêu, ớt, mù tạt… bởi chúng dễ khiến kích ứng viêm xoang.
  • Tăng cường uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy ở mũi. Đồng thời cấp ẩm cho niêm mạc mũi và họng làm giảm cảm giác khó chịu. Ngoài sử dụng nước lọc, bạn cũng có thể thay thế bằng các loại nước ép hoa quả tươi.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy không nguy hiểm tính mạng, nhưng bệnh sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn nếu không được phát hiện, điều trị sớm. Vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì
Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt cho sức khỏe
Câu hỏi viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt cho sức khỏe là thắc mắc chung của rất nhiều người. Bởi chế độ dinh dưỡng…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.