Viêm đại tràng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất

Viêm đại tràng là một bệnh lý phổ biến tại đường tiêu hóa. Đại tràng đau, viêm  nếu không được điều trị kịp thời có thể biến chứng gây nguy hiểm. Vì vậy việc hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh đại tràng là một điều cần thiết. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để bổ sung kiến thức về bệnh đau đại tràng.

Viêm đại tràng là gì?

Đại tràng là gì? Đại tràng hay còn được gọi với một cái tên khác là ruột già. Đại tràng nằm trong phúc mạc, được bao quanh bởi nhiều lớp mô.

Lớp trong cùng (niêm mạc) của đại tràng là nơi tiếp xúc trực tiếp với các chất thải trong quá trình tiêu hóa. Vì vậy mà chức năng chính của đại tràng là xử lý những chất thải do ruột non tiết ra trong quá trình tiêu hóa.

Viêm đại tràng là một bệnh lý phổ biến tại đường tiêu hóa
Viêm đại tràng là một bệnh lý phổ biến tại đường tiêu hóa

Cụ thể, thức ăn đi vào cơ thể thông qua thực quản, xuống ruột non và đi vào đại tràng. Tại đây, đại tràng sẽ tiếp nhận thức ăn, sau đó hấp thụ muối khoáng, nước. Tiếp đó đại tràng nhờ sự giúp đỡ của vi khuẩn sẽ thực hiện phân hủy lượng thức ăn này thành bã phân và thải ra ngoài qua đường hậu môn.

Vậy viêm đại tràng là gì? Theo đó, viêm đại tràng (viêm ruột già) là tình trạng lớp niêm mạc lót bên trong đại tràng bị tổn thương, viêm loét. Tình trạng này xảy ra khiến hoạt động hấp thụ, đào thải thức ăn của đại tràng bị ảnh hưởng, rối loạn. Những tổn thương tại đại tràng được phân ra nhiều mức độ khác nhau.

Ví dụ như, ở mức độ nhẹ sẽ được gọi là niêm mạc viêm trợt. Ngược lại, ở mức độ nặng sẽ được gọi là xuất huyết, ổ áp xe đại tràng… Để biết chính xác tình trạng bệnh, bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám cụ thể.

Những đối tượng dễ mắc bệnh viêm đại tràng

Theo các chuyên gia y tế, đau đại tràng là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Độ tuổi dễ mắc bệnh nhất đó là từ 15-30 tuổi. 

Mặc dù vậy, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc viêm ruột già cao hơn:

  • Những người có thói quen ăn uống không điều độ, khoa học, thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ thường có nguy cơ cao mắc bệnh đại tràng. Ngoài ra, ăn ít chất xơ, thiếu vitamin, hút nhiều thuốc lá, lạm dụng rượu, bia, đồ có cồn cũng khiến ruột già bị viêm.
  • Những người thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng, stress, mệt mỏi.
  • Nguy cơ mắc viêm ruột già khi xuất hiện polyp tại khu vực này.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh, tân dược trong thời gian dài.

Như vậy, chế độ ăn uống và sinh hoạt là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm ruột già.

Dấu hiệu viêm đại tràng

Để hạn chế những biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm đại tràng, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu của nó. Dưới đây là một số dấu hiệu viêm đại tràng điển hình người bệnh thường gặp.

Vị trí đau đại tràng

Đầu tiên chúng ta cần xác định vị trí các cơn đau viêm đại tràng. Theo đó bệnh thường đau ở vùng bụng hố chậu trái hoặc phải. Đặc biệt các cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng khi bạn ăn những thực phẩm kích thích như cay nóng, chua, lạnh…

Chướng bụng, đầy hơi

Biểu hiện đau đại tràng đầu tiên là chướng bụng, đầy hơi. Theo đó khi đại tràng bị tổn thương, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa thức ăn sẽ bị ảnh hưởng, đình trệ. Tình trạng này kéo dài khiến thức ăn bị ứ đọng, bạn sẽ luôn cảm thấy đầy, chướng bụng. 

Ở một số trường hợp bạn sẽ thấy bụng sôi nhiều vào ban đêm.

Bụng đau âm ỉ

Các cơn đau đại tràng sẽ xuất hiện dọc theo khung đại tràng. Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau xảy ra nhiều hơn ở nửa khung trái đại tràng và 2 hố chậu.

Tần suất những cơn đau này có thể rải rác, âm ỉ hoặc dữ dội, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. 

Đặc biệt, tình trạng đau đại tràng sẽ thuyên giảm sau khi bạn đi đại tiện. Bởi khi này thức ăn đã được đào thải ra ngoài, đại tràng không bị chèn ép, cơn đau sẽ giảm.

Tiêu chảy

Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm đại tràng. Theo đó bạn có thể bị đi ngoài liên tục trong một ngày, phân lúc này lỏng hơn so với bình thường. Ở một số trường hợp đi ngoài nặng, bạn có thể bị đi ngoài ra nước, phân lẫn tia máu, chất nhầy..

Tiêu chảy liên tục khiến cuộc sống, công việc của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Suy nhược cơ thể

Những cơn đau bụng kèm theo tình trạng mất nước do đi ngoài khiến cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Đồng thời việc ăn uống không ngon miệng cũng khiến cơ thể suy nhược, sụt cân liên tục. Tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể gây ra ngất xỉu, tụt huyết áp.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, ở một số trường hợp sẽ bị sốt. Vì vậy ngay khi thấy cơ thể có những triệu chứng trên bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay. Việc phát hiện bệnh sớm giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị. Đồng thời tránh được những biến chứng nghiêm trọng. Vậy khi nào viêm đại tràng cần đến gặp bác sĩ?

Người bệnh khi thấy đau bụng, tiêu chảy liên tục trong 2-3 ngày, cùng với đi ngoài ra máu, cơ thể mệt mỏi, sốt,… nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ tư vấn điều trị thích hợp.

Các bệnh về đại tràng

Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến và được phân chia tùy theo mức độ, tình trạng và thể bệnh. Mỗi phân loại bệnh sẽ có những triệu chứng cũng như mức độ ảnh hưởng sức khỏe khác nhau. Theo đó bệnh viêm đại tràng sẽ được chia thành những dạng như:

Viêm đại tràng cấp tính

Phân loại đầu tiên của bệnh chính là viêm đại tràng cấp tính. Bạn có thể hiểu, cấp tính là tình trạng các triệu chứng viêm ruột già xuất hiện đột ngột khi gặp một kích thích nào đó.

Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến và được phân chia tùy theo mức độ
Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến và được phân chia tùy theo mức độ

Những triệu chứng điển hình của viêm đại tràng cấp tính như:

  • Đau bụng âm ỉ. Cơn đau này có thể lan rộng ra toàn ổ bụng.
  • Người bệnh bị tiêu chảy nhiều lần trong một ngày. Người bệnh có thể đi ngoài ra nước hoặc phân lỏng dính máu, chất nhầy.
  • Cơ thể mệt mỏi mỗi lần đại tràng co thắt.

Viêm đại tràng mãn tính

Viêm ruột già không được điều trị và kéo dài có thể biến chứng thành mãn tính. Lúc này, phần niêm mạc của đại tràng của người bệnh có thể bị xung huyết, phù nề, thậm chí là xuất huyết ồ ạt.

Viêm đại tràng sigma

Đại tràng của cơ thể con người được chia thành các đoạn như: Đại tràng ngang, đại tràng lên, đại tràng xuống và cuối cùng là đại tràng sigma.

Đại tràng sigma là phần cuối của đại tràng tiếp xúc với trực tràng. Khi bộ phận này bị tổn thương được gọi là viêm đại tràng sigma.

Viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt là tình trạng đại tràng thường xuyên xuất hiện những cơn co thắt khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, thúc đẩy đi ngoài. Theo các chuyên gia y tế, đây được coi là phân loại bệnh lành tính nhưng ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của người bệnh.

Viêm đại tràng co thắt còn có một tên gọi khác là hội chứng ruột kích thích. Người bệnh không nên nhầm lẫn cho đây là 2 loại bệnh khác nhau.

Viêm loét đại tràng

Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện những vết loét. Những vết loét này có thể gây giãn nở mạch máu, xung huyết, xuất huyết ồ ạt. Vì vậy người bệnh không được chủ quan khi thấy các cơn đau thắt bụng, tiêu chảy liên tục,…

Viêm đại tràng ở trẻ em

Khi thấy bé có biểu hiện đau bụng, đi ngoài ra máu, chán ăn, quấy khóc, sốt, nôn trớ,… cha mẹ nên cho bé đến bệnh viện kiểm tra. Vì rất có thể bé đã bị viêm đại tràng, bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân viêm đại tràng

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, đại tràng là một bộ phận của hệ tiêu hóa nên nguyên gây ra viêm nhiễm chính là thói quen ăn uống của người bệnh.

Nhiễm khuẩn đại tràng

Nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh viêm ruột già chính là do nhiễm khuẩn. Theo đó vi khuẩn, ký sinh trùng, virus có hại tồn tại trong những thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh.

Khi bạn tiêu thụ những loại thực phẩm kém vệ sinh này, vi khuẩn sẽ theo đó xâm nhập vào cơ thể. Từ đó chúng tấn công hệ tiêu hóa, phá hủy niêm mạc đại tràng, gây nên viêm nhiễm.

Một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng, virus gây bệnh viêm đại tràng như:

  • Sán
  • Vi khuẩn E.coli
  • Virus Rota
  • Vi khuẩn tả Vibrio cholerae
  • Vi khuẩn thương hàn Salmonella
  • Vi khuẩn lỵ trực khuẩn Shigella
  • Vi khuẩn lao
  • Lỵ Amip

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Trong đại tràng chứa một lượng lớn các lợi khuẩn giúp phân hủy thức ăn. Việc bạn sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, kháng sinh sẽ góp phần tiêu diệt những lợi khuẩn này, từ đó gây ra hiện tượng rối loạn khuẩn ruột.

Đây chính là điều kiện để các vi khuẩn có hại tấn công, sinh sôi và phát triển trong đại tràng. Chúng phá hủy niêm mạc đại tràng và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Thiếu máu cục bộ

Động mạch nếu không thể cung cấp đủ máu cho đại tràng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng. Hoạt động phân hủy thức ăn cũng vì thế mà bị đình trệ.

Tình trạng này kéo dài sẽ hình thành nên những ổ viêm đại tràng. Theo thời gian các ổ viêm nhiễm lan rộng, gây nguy hiểm nghiêm trọng.

Stress, căng thẳng quá độ

Tất cả các cơ quan trong cơ thể con người đều có liên quan với hệ thần kinh. Chính vì vậy khi bạn thường xuyên phải căng thẳng, áp lực, stress trong thời gian dài sẽ dẫn đến đại tràng co thắt.

Sử dụng các loại chất kích thích gây hại

Việc uống quá nhiều bia, rượu, trà, cà phê, hay thường xuyên hút thuốc cũng có thể khiến niêm mạc đại tràng bị phá hủy. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm loét đại tràng.

Bệnh viêm đại tràng có gây nguy hiểm? Biến chứng

Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, viêm đại tràng tiềm ẩn nhiều NGUY HIỂM, nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh. Cụ thể như:

Xuất huyết

Vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể và tấn công lớp niêm mạc đại tràng khiến nó bị tổn thương, bào mòn. Các mạch máu vì thế bị lộ ra và dẫn tới tình trạng xuất huyết ồ ạt.

Hiện tượng xuất huyết đại tràng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Giãn đại tràng

Như đã nói, vi khuẩn xâm nhập và tấn công khiến cấu trúc đại tràng bị tổn thương. Từ đó gây nên những triệu chứng như viêm nhiễm, loét ruột già. Lâu dần theo thời gian sẽ khiến tá tràng bị giãn nở. Đây là một biến chứng hết sức nguy hiểm, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.

Thủng đại tràng

Thủng đại tràng là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng. Thủng đại tràng sẽ khiến tất cả các hoạt động ở khu vực này bị ngưng trệ. Nguy hiểm hơn nó có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Ung thư đại tràng

Những nốt loét đại tràng phát triển tạo thành ổ viêm nhiễm và lan rộng ra toàn bộ đại tràng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các tế bào ung thư xuất hiện gây bệnh.

Bệnh đau đại tràng có chữa được không? Cách điều trị

Qua những nội dung nêu trên, chúng ta có thể thấy viêm ruột già là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Vậy bệnh đau đại tràng có chữa khỏi được không? Và bệnh có những phương pháp điều trị nào tốt nhất?

Viêm ruột già tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, bạn nên chữa trị càng sớm càng tốt
Viêm ruột già tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, bạn nên chữa trị càng sớm càng tốt

Về vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị. Vì vậy người bệnh không nên quá lo lắng khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng viêm ruột già.

Với nền y học phát triển như ngày nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh đau đại tràng. Ví dụ như sử dụng các loại thuốc tân dược, mẹo dân gian hoặc chữa bệnh bằng bài thuốc Đông y.

Mỗi một phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi đưa ra lựa chọn phương pháp điều trị.

Cách chẩn đoán viêm ruột già

Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị, bạn cần xác định tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Theo đó bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám cụ thể.

Thực hiện thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể hỏi bạn một số vấn đề như:

  • Những triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, sốt,… đã xuất hiện bao lâu?
  • Mức độ của các cơn đau, ví dụ như đau âm ỉ, quặn thắt hay đau từng cơn?
  • Tình trạng tiêu chảy kéo dài mấy ngày, mỗi ngày đi bao nhiêu lần?
  • Phân có dạng gì, lỏng hay rắn, có dính máu và chất nhầy không?
  • Thời gian gần đây bạn có uống thuốc kháng sinh không?

Ngoài thực hiện thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm một số xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như:

  • Nội soi đại tràng: Việc này giúp bác sĩ quan sát được cụ thể bên trong đại tràng của bạn. Qua hình ảnh nội soi bác sĩ cũng sẽ biết được đại tràng của bạn có bị tổn thương không. Ngoài ra, trong lúc nội soi bác sĩ có thể thực hiện lấy sinh thiết. Kết quả sinh thiết sẽ cho biết chính xác mức độ viêm nhiễm đại tràng. Từ đó bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh.
  • Chụp CT bụng
  • MRI bụng
  • Xét nghiệm phân
  • Thụt bari

Dựa vào thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng bác sĩ đưa ra kết luận về tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị thích hợp với từng tình trạng bệnh.

Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh viêm ruột già phổ biến:

Tây y chữa viêm ruột già

Tây y luôn là lựa chọn đầu tiên của nhiều người khi gặp các vấn đề về sức khỏe, trong đó có đau đại tràng. Ưu điểm của phương pháp này là  là giảm nhanh những triệu chứng đau bụng, tiêu chảy,… do bệnh viêm ruột già gây ra.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc tân dược thường được chỉ định để điều trị viêm ruột già như:

  • Nhóm thuốc chống viêm: Bạn sẽ được chỉ định sử dụng những loại thuốc có khả năng chống viêm nhiễm, ức chế ổ viêm phát triển. Một số loại thuốc thường được chỉ định như Mesalamine, Olsalazine, Sulfasalazine hoặc Balsalazide,…
  • Nhóm thuốc kháng sinh: Có thể bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Ví dụ như Ciprofloxacin hoặc Metronidazole,…
  • Nhóm thuốc chứa Corticosteroid: Một số loại thuốc bạn sẽ được chỉ định uống như Betamethason, Prednisolon hoặc Dexamethason,…
  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng như Infliximab, Azathioprin hoặc Ciclosporin,…
  • Nhóm thuốc giảm đau, chống co thắt đại tràng: Một số loại thuốc thường được dùng để giảm nhanh các cơn đau đại tràng, đồng thời chống co thắt như Mebeverin, Phloroglucinol hoặc Trimebutin,…
  • Thuốc diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột: Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng Metronidazol, Biseptol hoặc Ciprofloxacin,… Công dụng của những loại thuốc này là tiêu diệt các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng đang cư trú trong đường ruột người bệnh.
  • Thuốc chống táo báo: Sorbitol, Microlax (dạng ống) hoặc Igol,…
  • Thuốc chống tiêu chảy: Smecta, Actapulgite hoặc Loperamid,…
  • Thuốc chống chướng bụng, đầy hơi: Loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để giảm nhanh triệu chứng đầy bụng là than hoạt tính Carbophos.

Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh, tân dược, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, người mệt mỏi. Với bệnh nhân là phụ nữ có thai hoặc trẻ con nên xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc điều trị.

Ngoài ra phương pháp này không thể điều trị dứt điểm bệnh. Viêm ruột già có thể tái phát sau một thời gian trị khỏi. Nguyên nhân là vi khuẩn có thể tự sản sinh ra kháng thể để chống lại công dụng của thuốc. 

Trong thời gian uống thuốc, nếu thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng phản ứng nào, bạn cần ngưng sử dụng và đến bệnh viện kiểm tra.

Đông y trị bệnh đại tràng

Theo Đông y, viêm ruột già do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể là:

  • Ngoại tà xâm nhập: Các tác nhân xấu từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể.
  • Ẩm thực bất điều: Thói quen ăn uống không điều độ, bất thường.
  • Thất tình nội thương: Tinh thần luôn căng thẳng, mệt mỏi, stress, lo âu.
  • Tỳ vị tố hư: Nếu ngũ tạng của bạn bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến những cơ quan khác.

Vì vậy theo y học cổ truyền, để giải quyết dứt điểm bệnh viêm ruột già, bạn cần xử lý tận gốc căn nguyên gây bệnh. Đồng thời bồi bổ cơ thể, cân bằng chức năng lục phủ ngũ tạng, nâng cao đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Chính vì vậy ưu điểm của phương pháp Đông y chính là giải quyết tận gốc bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát, đồng thời bồi bổ cơ thể khỏe mạnh.

Đông y là phương pháp trị bệnh đau đại tràng hiệu quả
Đông y là phương pháp trị bệnh đau đại tràng hiệu quả

Dựa vào những nguyên lý, Đông y có những bài thuốc chữa đau đại tràng như sau:

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu

  • Bạn chuẩn bị 2 loại dược liệu sau mỗi vị 16g: Bạch truật, đẳng sâm.
  • Mỗi vị thuốc sau 12g: Hoàng kỳ, táo nhân và phục thần
  • Các dược sau mỗi vị 6g: Viễn chí, quế tiêm, chích thảo.
  • Cùng với 10g đương quy, 8g mộc hương và 4 lát gừng nướng, 3 quả đại táo.

Cách làm

  • Các vị thuốc trên bạn dùng nước rửa sạch và để ráo.
  • Cho thuốc vào ấm, thêm 1,5 lít nước và sắc với lửa nhỏ.
  • Mỗi ngày người bệnh chỉ nên dùng 1 thang, uống đều vào các buổi trong ngày.

Bài thuốc có công dụng giảm đau bụng vùng hạ vị, chướng bụng, sôi bụng và ruột nóng.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu

  • Người bệnh chuẩn bị những vị thuốc sau mỗi loại 12g: Hoàng kỳ, ngải tượng, toan táo nhân.
  • Các loại thảo dược sau mỗi vị 16g: Lá mơ lông, sinh địa, đẳng sâm, rau má.
  • Các thảo dược sau mỗi vị 6g: Viễn chí, trần bì.
  • Cùng với 4g đại hoàng, 8g chỉ xác, 3 quả táo.

Cách làm

  • Bạn dùng nước rửa sạch những vị thuốc trên sau đó đem vào nồi sắc.
  • Chia thuốc ra các bát và uống hết trong ngày.
  • Uống thuốc liên tục trong 10 ngày để thấy triệu chứng viêm đại tràng thuyên giảm.

Bài thuốc có công dụng bổ sung khí huyết, trị tâm phiền, suy dinh dưỡng do bệnh viêm ruột già gây ra.

Bài thuốc số 3

Nguyên liệu

  • Bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau: Thảo quyết minh 45g, 55g nam mộc hương và 95g cao bồ công anh.

Cách làm

  • Bạn dùng nước rửa sạch thảo quyết minh và nam mộc hương.
  • Đem 2 loại thảo dược này đi sao vàng, sau đó tán thành bột mịn.
  • Trộn bột này cùng với 95g cao bồ công anh.
  • Nặn thuốc thành những viên nhỏ và bảo quản trong lọ thủy tinh.
  • Mỗi ngày người bệnh uống thuốc 2 lần vào buổi sáng và tối. Mỗi ngày không uống quá 15g thuốc.

Bài thuốc này thường được dùng để điều trị căn bệnh viêm đại tràng co thắt.

Chữa đau đại tràng bằng mẹo dân gian

Với những trường hợp viêm đại tràng ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng mẹo dân gian trị chữa bệnh tại nhà. Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản và không gây tác dụng phụ.

Một số mẹo dân gian chữa bệnh đau đại tràng tại nhà như:

Nghệ – mật ong chữa đau đại tràng hiệu quả

Nghệ được biết đến với là gia vị của nhiều món ăn. Không những vậy, nghệ cũng là một vị thuốc có khả năng hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Theo đó thành phần curcumin trong nghệ có khả năng ức chế vi khuẩn phát triển, phục hồi tổn thương niêm mạc đại tràng. Đồng thời, curcumin trong nghệ cũng giúp kháng viêm, kháng khuẩn chống oxy hóa hiệu quả. Đặc biệt hoạt chất này cũng ngăn chặn sự hình thành của những khối u ác tính trong đại tràng.

Mật ong nổi tiếng với khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau. Sự kết hợp của nghệ và mật ong giúp nhanh chóng đẩy lùi các cơn đau đại tràng, chữa lành các vết viêm loét hiệu quả.

Cách làm như sau:

Cách 1

  • Bạn chuẩn bị một củ nghệ tươi, dùng nước rửa sạch và đem giã nát.
  • Lọc bỏ phần bã nghệ, chỉ lấy nước cốt.
  • Đem nước cốt nghệ trộn với 2 thìa mật ong nguyên chất.
  • Chia nước này thành 2 phần và uống buổi sáng, tối.

Cách 2

  • Bạn chuẩn bị một thìa cà phê bột nghệ và 2 thìa mật ong nguyên chất.
  • Trộn đều mật ong và bột nghệ thành hỗn hợp sền sệt, sau đó nặn thành những viên nhỏ.
  • Mỗi lần sử dụng người bệnh uống 2 viên, vào buổi sáng và tối.

Lá mơ lông chữa viêm đại tràng

Trong dân gian, lá mơ lông còn được gọi với nhiều cái tên khác như mơ tam thể, ngũ hương đẳng, mơ tròn,… Loại lá này có khả năng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau và tiêu sưng hiệu quả.

Bạn có thể dùng lá mơ lông để chữa bệnh về đại tràng
Bạn có thể dùng lá mơ lông để chữa bệnh về đại tràng

Chính bởi những công dụng đó từ lâu trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông, trong đó có viêm ruột già.

Sử dụng lá mơ lông chữa bệnh đau đại trạng mức độ nhẹ như sau:

Cách 1

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá mơ lông tươi, không sâu hỏng.
  • Cho lá mơ lông dưới vòi nước và rửa sạch, để ráo.
  • Cho lá mơ lông vào cối giã nát hoặc dùng máy xay xay nhuyễn.
  • Lọc bỏ phần bã, chiết lấy nước uống.

Cách 2

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá mơ lông tươi, dùng nước rửa sạch và để ráo.
  • Thái nhỏ lá mơ lông, sau đó trộn đều với một quả trứng gà ta.
  • Dùng lá chuối bọc hỗn hợp này và đem đi nướng hoặc rán không dùng dầu.
  • Khi chín bạn bỏ ra bát và ăn trực tiếp.
  • Mỗi tuần ăn 3 lần để thấy bệnh đau đại tràng thuyên giảm.

Dùng nha đam trị viêm ruột già

Không chỉ có công dụng làm đẹp, nha đam tính mát còn giúp cơ thể giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng rất hiệu quả. Ngoài ra phần nhựa của nha đam có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, làm lành các vết thương. Chính vì vậy nha đam thường được dùng trong các mẹo dân gian chữa viêm đại tràng.

Cách sử dụng như sau:

  • Bạn chuẩn bị một nhánh nha đam tươi khoảng 500g.
  • Bạn gọt sạch phần vỏ xanh bên ngoài, chỉ giữ lại gel trong suốt.
  • Dùng nước rửa sạch phần gel và thái nhỏ.
  • Cho nha đam cùng với 500ml mật ong nguyên chất vào máy xay và xay nhuyễn.
  • Người bệnh uống hỗn hợp này từ 2-3 lần/ngày. Kiên trì sử dụng cho đến khi viêm đại tràng thuyên giảm.

Ngoài những mẹo trên, bạn có thể sử dụng lá vối, lá ổi, vừng đen hoặc củ riềng để cải thiện tình trạng đau đại tràng. Người bệnh lưu ý, những mẹo dân gian này không hiệu quả với những trường hợp bệnh chuyển biến nặng, có nguy cơ biến chứng. Trong khi áp dụng các mẹo dân gian nếu thấy phản ứng dị ứng bạn nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo an toàn.

Lưu ý khi chữa và phòng bệnh đại tràng

Viêm đại tràng là căn bệnh thường gặp ở bộ phận tiêu hóa. Bệnh có thể tái phát nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng. Những lần sau tái phát, phác đồ điều trị cũng sẽ thay đổi, liều lượng dùng thuốc cũng sẽ tăng.

Người bị đại tràng cần thay đổi thói quen sống để ngăn ngừa bệnh tái phát
Người bị đại tràng cần thay đổi thói quen sống để ngăn ngừa bệnh tái phát

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm đại tràng tái phát, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp: Người bị bệnh đại tràng nên ăn những thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa. Bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây trong các bữa ăn hằng ngày. Cá, thực phẩm giàu omega 3 là những loại thực phẩm người đau đại tràng nên ăn. Chia nhỏ bữa ăn để hạn chế áp lực lên đại tràng. Đồng thời hạn chế ăn những loại thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ. Kiêng uống sữa và những chế phẩm từ sữa. Ngoài ra không uống bia, rượu, trà, cà phê,… Đây là những chất có thể kích thích đại tràng khiến bệnh tái phát. Người bệnh đại tràng cần lưu ý việc nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong mỗi bữa ăn. Các vitamin tốt cho đại tràng như vitamin A, B12, D, E, K và axit folic,…
  • Tích cực vận động, tập thể dục: Thực hiện những bài tập nhẹ nhàng giúp thúc đẩy tiêu hóa, kiểm soát bệnh viêm đại tràng. Không những vậy, tập thể dục cũng khiến cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng, miễn dịch chống lại những vi khuẩn gây hại.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu quá độ: Như đã nói ở trên đây là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh đau đại tràng. Người bệnh có thể giải tỏa căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đọc sách, nhảy múa,…
  • Kiêng hút thuốc lá: Các thành phần trong thuốc lá có thể kích thích đại tràng khiến bệnh tái phát và trở nặng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa: Việc này giúp bạn nhanh chóng phát hiện những thay đổi của sức khỏe. Từ đó có biện pháp chữa trị sớm, tránh được biến chứng nguy hiểm.

Viêm đại tràng triệu chứng và cách chữa trị đã được giải đáp qua bài viết trên đây. Đau đại tràng là bệnh lý thường gặp nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Để tránh những biến chứng nghiêm trọng, ngay khi thấy triệu chứng viêm đại tràng bạn nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh đại tràng.

Biểu hiện của bệnh viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính và những thông tin cần biết
Viêm đại tràng mãn tính là một căn bệnh phổ biến đang có dấu hiệu gia tăng tỷ lệ người mắc. Vậy nguyên nhân hình thành bệnh lý này là…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.