Vi khuẩn HP là gì? Có lây nhiễm không? Cách điều trị

Vi khuẩn HP là gì? Đây là loại vi khuẩn phổ biến nhất hiện nay, chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Vi khuẩn HP tồn tại trong môi trường axit dạ dày. Và nó cũng là một trong những nguyên chính gây nên các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Để hiểu rõ hơn về loại vi khuẩn này bạn không thể bỏ qua nội dung trong bài viết dưới đây.

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP là gì? Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori (gọi tắt là vi khuẩn HP). Vi khuẩn này có đường kính từ 0,3 – 1µm, dài 1,5 – 5 µm. Ở phần đầu của vi khuẩn HP thường có 4-6 nhánh lông mảnh. Môi trường sống chính của vi khuẩn HP là niêm mạc dạ dày cơ thể người.

Vi khuẩn HP là gì? Vi khuẩn này có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori
Vi khuẩn HP là gì? Vi khuẩn này có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori

Các chuyên gia chỉ ra sống, vi khuẩn HP không có sẵn trong niêm mạc dạ dày con người. Tuy nhiên thông qua các con đường lây nhiễm chúng xâm nhập và cơ thể con người và phát triển. Vậy tại sao nó lại sống được trong môi trường axit dạ dày đậm đặc như vậy. Theo các chuyên gia y tế, vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày bằng cách tiết ra một loại enzyme có tên là Urease. Enzyme này có khả năng trung hòa axit dạ dày. Nhờ đó mà vi khuẩn HP sinh sống và phát triển mạnh.

Ở môi trường bên ngoài cơ thể con người, vi khuẩn HP có thể tồn tại trong đất, nước và không khí. Thời gian duy trì sự sống của chúng là từ 1 – 4 tiếng, tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm. Riêng với môi trường nước và đất, khả năng sinh sống của chúng có thể lên tới 1 năm. Vi khuẩn HP chỉ có thể chết đi trong nước sôi khoảng 100 độ C.

Vi khuẩn HP được cho là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Chẳng hạn như viêm loét dạ dày tá tràng, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng không phải loại vi khuẩn HP nào cũng gây ra bệnh dạ dày.

Thực tế vi khuẩn HP có hơn 200 loại, và chỉ có những vi khuẩn chứa gen CagA mới có khả năng gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày. Theo đó, vi khuẩn HP chứa gen CagA sau khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ tiến hành tấn công dạ dày. Sự tấn công của vi khuẩn HP mang gen CagA khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Đồng thời gây nên những rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn…

Các chuyên gia cho biết, các vi khuẩn HP còn lại không gây ra bệnh lý về dạ dày. Chúng chỉ có vai trò như một vi khuẩn cộng sinh, có tác dụng thúc đẩy đường ruột hoạt động tốt hơn. Trong một số trường hợp, chúng sẽ tấn công lại những vi khuẩn gây hại, bảo vệ đường ruột tránh khỏi nhiễm trùng.

Tại Việt Nam, số người bị nhiễm vi khuẩn HP lên đến hơn 70%. Và theo thống kê, số người mắc bệnh về tiêu hóa do vi khuẩn HP là hơn 90%. Như vậy có thể thấy đây là một chủng vi khuẩn phổ biến nhất ở nước ta.

Nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là gì đã được trả lời ở phần trên, vậy nguyên nhân nào khiến bạn nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori? Theo đó, bạn có thể nhiễm vi khuẩn HP qua chính những thói quen xấu trong cuộc sống hằng ngày. Cụ thể là:

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh, đảm bảo vệ sinh: Theo đó nếu bạn thường xuyên ăn những đồ ăn lòng đường hè phố, không đảm bảo vệ sinh có thể là nguyên nhân khiến bản thân bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Tiếp xúc với người nhiễm vi khuẩn HP: Như đã nói ở trên, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm. Vì vậy các hành động như hôn nhau, mớm cơm, dùng chung bát đũa,… cũng có thể khiến bạn bị nhiễm khuẩn HP.
  • Dùng nguồn nước không sạch sẽ: Vi khuẩn HP có thể sống trong môi trường nước, vì vậy khi bạn sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP.
  • Lạm dụng thuốc tân dược: Các loại thuốc kháng sinh sẽ bào mòn, gây tổn thương dạ dày. Đây chính là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
  • Lây nhiễm qua con đường khác: Các dụng cụ y tế không được đảm bảo vệ sinh có thể là nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn HP.

Đối tượng dễ nhiễm vi khuẩn H.pylori

Vi khuẩn HP có thể tồn tại trong môi trường thường và lây nhiễm cho người khác. Vậy những đối tượng nào dễ bị nhiễm vi khuẩn H.pylori. Các chuyên gia cho biết tất cả mọi đối tượng đều có thể bị nhiễm khuẩn H.pylori. 

Theo thống kê cho thấy 50% dân số trên thế giới bị nhiễm loại vi khuẩn này. Thế nhưng tỷ lệ mắc bệnh cũng phụ thuộc lớn vào nhiều yếu tố như: Tuổi tác, thói quen sinh hoạt, sức đề kháng, khu vực sống,… Trẻ em và người già là những đối tượng dễ nhiễm vi khuẩn H.pylori. Bởi sức đề kháng của 2 đối tượng này khá kém, cùng với những thói quen sinh hoạt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Nói tóm lại đây là một loại vi khuẩn có khả năng lây nhiễm, vì vậy bạn không được chủ quan.

Vi khuẩn HP có lây không? Lây nhiễm qua đường nào?

Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ra những bệnh lý về dạ dày. Bản chất những căn bệnh này không thể lây nhiễm. Tuy nhiên vi khuẩn HP bản chất là vi sinh vật nên có thể lây nhiễm từ người sang người. Theo đó loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể người khác qua 3 con đường.

Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua con đường ăn uống kém vệ sinh
Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua con đường ăn uống kém vệ sinh

Cụ thể là:

  • Đường miệng: Đây là con đường có khả năng lây nhiễm vi khuẩn HP phổ biến nhất. Theo đó, vi khuẩn này sống trong dịch dạ dày và nước bọt của người bệnh. Khi người bệnh tiếp xúc với người khác, vi khuẩn HP có thể thông qua giọt bắn nước bọt để xâm nhập, lây nhiễm. Hoặc khi dùng chung bát đũa với người có bệnh cũng có thể lây nhiễm vi khuẩn HP.
  • Đường dạ dày: Khi bác sĩ thực hiện các xét nghiệm như lấy dịch vị, nội soi dạ dày, vi khuẩn HP có thể dính vào các dụng cụ này. Trường hợp những dụng cụ này không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh.
  • Đường phân: Ngoài nước bọt, vi khuẩn HP có thể tồn tại trong phân của người bệnh. Khi đi vệ sinh, nếu người bệnh không vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn có thể làm lây nhiễm vi khuẩn HP ra ngoài cộng đồng.

Biểu hiện cơ thể nhiễm khuẩn H.pylori

Vậy làm sao để nhận biết được mình đã bị nhiễm vi khuẩn H.pylori? Đôi khi ở một số trường hợp, vi khuẩn H.pylori không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Giải thích về vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng cơ thể đã tự sinh ra miễn dịch để chống lại Helicobacter pylori.

Ngược lại, ở một số trường hợp vi khuẩn Helicobacter pylori sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra những bệnh lý khác nhau ở đường tiêu hóa. Cụ thể, vi khuẩn HP mang gen CagA tấn công khiến dạ dày bị tổn thương, viêm, loét. 

Một số dấu hiệu nhận biết dạ dày nhiễm khuẩn HP là:

  • Đầy bụng, khó tiêu, không cảm thấy đói
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Sụt cân bất thường
  • Dạ dày cảm thấy nóng rát, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Tức ngực, khó thở
  • Da tái xanh, tái trắng, nhợt nhạt
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Nôn ra máu
  • Đi ngoài ra phân đen hoặc dính máu

Khuẩn Helicobacter pylori có gây nguy hiểm không? Biến chứng

Như đã nói vi khuẩn Helicobacter pylori có hơn 200 loại, và không phải loại nào cũng gây nguy hiểm cho người bệnh. Có những loại vi khuẩn Helicobacter pylori khi vào cơ thể chỉ đóng vai trò cộng sinh, hỗ trợ đường ruột hoạt động tốt hơn. Chỉ có vi khuẩn Helicobacter pylori mang gen CagA khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công dạ dày gây nên viêm, loét, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.

Cụ thể, dạ dày nhiễm vi khuẩn HP nếu không được tiêu diệt có thể gây ra các biến chứng như sau:

  • Viêm phúc mạc: Là hiện tượng vi khuẩn HP xâm nhập khiến cho lớp phúc mạc, niêm mạc bụng bị viêm nhiễm. Dấu hiệu nhận biết là bụng xuất hiện những cơn đau âm ỉ, chướng bụng, khó tiêu…
  • Dạ dày xuất huyết: Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng do vi khuẩn Hp gây ra. Theo đó khi niêm mạc dạ dày bị viêm loét, ăn mòn chạm đến mạch máu có thể gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày. Triệu chứng điển hình của xuất huyết dạ dày là nôn ra máu, đi ngoài ra máu, cơ thể suy nhược do thiếu máu, sắt.
  • Tắc nghẽn dạ dày: Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể và hình thành nên những khối u. Các khối u này phát triển to khiến thức ăn khi đi từ dạ dày xuống ruột non bị cản trở, tắc nghẽn. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây tắc ruột, cực kỳ nguy hiểm.
  • Thủng dạ dày: Tình trạng viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra nếu không được điều trị có thể dẫn đến thủng dạ dày. Lúc này phương pháp điều trị duy nhất là cắt bỏ đoạn dạ dày thủng. Nghiêm trọng hơn là cắt bỏ toàn bộ dạ dày để ngăn vết loét lan rộng.
  • Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm do khuẩn HP trong dạ dày gây ra. Tuy nhiên chỉ có vi khuẩn chứa gen CagA mới có thể gây nên bệnh ung thư dạ dày.

Ngoài những biến chứng kể trên, vi khuẩn HP cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Ví dụ như hạn chế quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, dẫn đến sụt cân. Các cơn đau do vi khuẩn HP gây ra khiến người bệnh bị khó ngủ, thiếu ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Vì vậy ngay khi phát hiện mình bị nhiễm vi khuẩn HP bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Tiêu diệt tận gốc vi khuẩn HP không chỉ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, mà còn hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm khác. Đồng thời ngăn chặn nguy cơ lây lan vi khuẩn HP ra cộng đồng.

Cách chẩn đoán dạ dày nhiễm vi khuẩn HP

Khi mới xâm nhập vào cơ thể con người, vi khuẩn Helicobacter pylori thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên khi thấy đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón,… bạn nên đến bệnh viện thăm khám để xác định chính xác mình có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không.

Xét nghiệm hơi thở để tìm khuẩn Helicobacter pylori
Xét nghiệm hơi thở để tìm khuẩn Helicobacter pylori

Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm hơi thở: Thông qua thiết bị đo lường chuyên dụng thông số DPM bác sĩ sẽ biết được hơi thở của bạn có nhiễm khuẩn HP hay không. Theo đó, nếu DPM trên 200 nghĩa là bạn đã bị nhiễm khuẩn HP. DPM dưới 50 bạn không bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu của bạn để đem đi xét nghiệm. Kết quả thu được nếu có kháng thể với vi khuẩn Helicobacter pylori nghĩa là bạn đã bị nhiễm khuẩn HP.
  • Xét nghiệm phân: Thông qua phản ứng miễn dịch huỳnh quang bác sĩ sẽ biết được bạn có nhiễm khuẩn HP hay không.
  • Nội soi dạ dày, lấy mẫu mô sinh thiết test urease: Bác sĩ thông qua ống nội soi phần đầu có gắn camera để quan sát những tổn thương trong dạ dày, thực quản, tá tràng. Cũng qua thủ thuật này bác sĩ có thể thực hiện kết hợp lấy mẫu mô sinh thiết test urease để xác định tình trạng nhiễm khuẩn HP của bạn.
  • Xét nghiệm dịch vị dạ dày
  • Xét nghiệm nước bọt

Dựa vào kết quả xét nghiệm và thăm khám lâm sàng bác sĩ sẽ có kết luận cụ thể rằng bạn có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không. Sau đó xây dựng phác đồ điều trị thích hợp. 

Những cách điều trị vi khuẩn HP ở dạ dày

Với sự phát triển của y học ngày nay, dạ dày nhiễm vi khuẩn HP có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị nhiễm vi khuẩn HP.

Nhiễm khuẩn HP điều trị bằng Tây y

Tây y là phương pháp được nhiều người lựa chọn khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có viêm loét dạ dày cho vi khuẩn HP. Theo đó nguyên tắc điều trị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là diêu tiệt vi khuẩn HP, phục hồi chức năng hoạt động của dạ dày. Đồng thời tái tạo niêm mạc đã bị tổn thương, phòng bệnh tái phát và một số bệnh lý đi kèm.

Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn HP trong những trường hợp sau:

  • Dạ dày viêm loét, ung thư dạ dày hoặc viêm nhiễm dạ dày kết hợp với u MALT,
  • Nếu người thân trong gia đình có tiền sử ung thư dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, polyp dạ dày sẽ được chỉ định điều trị dự phòng ung thư.
  • Những người bị thiếu máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, uống quá nhiều thuốc chống viêm không steroid cũng có thể được chỉ định điều trị nhiễm vi khuẩn HP.

Theo đó, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp. Thông thường thời gian điều trị nhiễm vi khuẩn HP kéo dài từ 7-14 ngày.

Một số loại thuốc bạn có thể được kê đơn như:

  • Các loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori: Đây là loại thuốc bạn bắt buộc phải dùng khi bị nhiễm vi khuẩn HP. Cụ thể một số loại như Tetracycline (Sumycin), Clarithromycin (Biaxin), Tinidazole (Tindamax) hoặc Metronidazole (Flagyl)…
  • Các loại thuốc ức chế bơm proton tạo ra axit: Thuốc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn HP, ngăn không cho vi khuẩn này tiết ra chất Urease làm trung hòa axit. Một số loại thuốc như omeprazole (prilosec), dexlansoprazole (dexilant), Pantoprazole (protonix), omeprazole (nexium), lansoprazole (prevacid),…
  • Các loại thuốc ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori, chẹn histamin: Histamin là chất thúc đẩy dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Một số loại thuốc như Nizatidine, Ranitidine (zantac), Famotidine (pepcid, fluid),…
  • Thuốc Bismuth subsalicylate: Loại thuốc này giống như kháng sinh, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, với những loại thuốc kể trên, có thể một ngày bạn sẽ uống 14 viên thuốc, thậm chí nhiều người. Số thuốc như vậy là quá nhiều, tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo rằng bạn tuyệt đối không được bỏ dở, cần uống thuốc đúng theo hướng dẫn. Các loại thuốc kháng sinh nếu không uống đủ liều sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc. Thậm chí khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.

Một lưu ý khi điều trị nhiễm vi khuẩn HP bằng phương pháp Tây y đó là, trong thời gian sử dụng thuốc bạn cần tránh sử dụng kết hợp các loại thuốc chống viêm không chứa steroid. Bởi vì những loại thuốc này có thể phá hỏng niêm mạc dạ dày của bạn. Trường hợp viêm loét dạ dày kèm đau bụng bạn nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp.

Ngoài ra bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh về nhà điều trị bệnh. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm gây hại cho sức khỏe của bạn.

Các bài thuốc Đông y trị nhiễm khuẩn HP

Đông y là một phương pháp trị bệnh được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao về hiệu quả sử dụng. Với thành phần chính là các thảo dược thiên nhiên dược tính cao, Đông y không chỉ giúp bạn trị bệnh tận gốc, mà nó còn giúp bồi bổ cơ thể ngăn ngừa bệnh tái phát.

Đông y là một phương pháp trị bệnh được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao về hiệu quả sử dụng
Đông y là một phương pháp trị bệnh được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao về hiệu quả sử dụng

Một số vị thuốc có công dụng tiêu diệt vi khuẩn HP như: Cam thảo, ô tặc cốt, lá khôi, bạch thược,… Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị nhiễm vi khuẩn HP hiệu quả:

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu

  • Bạn chuẩn bị các nguyên liệu: Cam thảo, kim ngân hoa và cà độc dược.
  • Cam thảo với công dụng chính là giảm đau nhức, hỗ trợ làm lành, tái tạo những vết viêm loét ở dạ dày.
  • Kim ngân hoa với khả năng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt.
  • Cà độc dược giúp ngăn chặn vi khuẩn HP tấn công, bảo vệ niêm mạc, ngăn chặn vi khuẩn HP tấn công dạ dày.

Cách làm

  • Các vị thảo dược trên bạn dùng nước rửa sạch sau đó để ráo.
  • Cho thuốc vào nồi sắc cùng một lượng nước vừa phải.
  • Chia thuốc thành 2 phần bằng nhau và uống vào các buổi trong ngày.

Bài thuốc này có công dụng chính là giảm đau do viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn HP.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu

  • Bạn chuẩn bị 2 loại thảo dược sau: Mai mực và vỏ hàu.
  • Vỏ hàu có công dụng chính là làm giảm nồng độ axit dạ dày một cách hiệu quả. Đây chính là cơ thể khiến cho vi khuẩn HP không thể tồn tại.

Cách làm

  • Bạn dùng nước rửa sạch vỏ hàu và mai mực sau đó đem sắc với nước.
  • Chia thuốc thành 3 phần và uống hết vào các buổi trong ngày.

Bài thuốc số 3

Nguyên liệu

  • Bạn chuẩn bị 3 loại dược liệu sau: Quả chấp non, vỏ vối rừng và thương truật.
  • Công dụng của những vị thuốc này là phá khí, kích thích dạ dày và đường ruột hoạt động tốt hơn. Từ đó giúp việc hấp thu chất dinh dưỡng cũng trở nên tốt hơn. Điều này giúp bạn tránh khỏi tình trạng rối loạn tiêu hóa do khuẩn HP gây ra.

Cách làm

  • 3 vị thuốc trên dùng nước rửa sạch và sắc uống.
  • Chia đều thuốc và uống hết trong ngày.

Đông y tuy lành tính và có thể trị bệnh tận gốc nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể là, các bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn Tây y. Cách chế biến cũng khó và mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra vị thuốc Đông y khá đắng, khó uống. Vì vậy khi lựa chọn Đông y trị vi khuẩn HP, người bệnh cần phải thật kiên trì để thấy được hiệu quả. 

Mẹo dân gian tiêu diệt khuẩn HP ở dạ dày

Với những trường hợp bệnh viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP, ngoài sử dụng phác đồ điều trị Tây y, hoặc bài thuốc Đông y bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian.

Cây chè dây

Cây chè dây trong dân gian còn được gọi với cái tên khác là thau rả, khau rả. Đây là một loại cây rất phổ biến ở vùng núi phía Bắc. 

Cây chè dây chứa một lượng lớn các hoạt chất tanin và flavonoid. Công dụng của những chất này là ức chế không cho vi khuẩn hoạt động. Đồng thời giúp chống viêm, kháng khuẩn, ngăn viêm loét lan rộng. Một khả năng khác của hoạt chất tanin và flavonoid chính là trung hòa lượng axit trong dạ dày.

Bởi những công dụng tuyệt vời đó, từ lâu trong dân gian đã truyền tai nhau nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây chè dây. Trong đó có chữa viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

Cách sử dụng cây chè dây chữa bệnh như sau:

  • Bạn chuẩn bị lá cây chè dây khô. Bạn nên mua lá chè dây ở những cơ sở uy tín. Việc mua được lá chè dây nguyên chất, đảm bảo sẽ giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.
  • Lá cây chè dây khô bạn dùng nước rửa sạch và để ráo.
  • Lá cây chè dây khô bạn hãm cùng nước nóng để uống. Bạn nên uống nước khi còn ấm
  • Người bệnh nên uống vào mỗi buổi sáng, trước khi ăn khoảng 20 phút.
  • Uống nước lá cây chè dây khô vào buổi sáng sẽ giúp bao phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày. Từ đó tiêu diệt vi khuẩn HP đang bám vào thành dạ dày.
  • Lưu ý: Mỗi lần bạn chỉ nên uống khoảng 50g lá chè dây khô. Vì nếu lạm dụng lá chè dây khô có thể gây ra hoa mắt, chóng mặt.

Lá khôi

Lá khôi còn được dân gian gọi với cái tên khác là khôi nhung, khôi tía. Lá khôi mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung của Việt Nam.

Thành phần chính của lá khôi là hoạt chất tanin và glucosid. 2 hoạt chất này có công dụng là ức chế vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ngoài ra chúng cũng cải thiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, khó tiêu của bệnh viêm loét dạ dày.

Cách làm như sau:

Cách 1

  • Bạn chuẩn bị khoảng 30g lá khôi, dùng nước rửa sạch và để ráo.
  • Cho lá khôi vào hãm với nước nóng và uống.
  • Bạn uống nước lá khôi thay nước lọc hằng ngày.

Cách 2

  • Bạn chuẩn bị 50g lá khôi và cam thảo dây khoảng 15g.
  • Cùng với 10g khổ sâm và 40g bồ công anh.
  • Các nguyên liệu trên dùng nước rửa sạch và đun với 2 lít nước.
  • Đun sôi nước trong thời gian 15 phút.
  • Chia nước thành 3 phần và uống vào các buổi trong ngày trước khi ăn cơm.
Lá khôi cải thiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, khó tiêu của bệnh viêm loét dạ dày
Lá khôi cải thiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, khó tiêu của bệnh viêm loét dạ dày

Lưu ý: Người bệnh chỉ nên dùng lá khôi với lượng vừa phải. Không nên lạm dụng, vì uống quá nhiều lá khôi có thể khiến cơ thể mệt mỏi, da tái xanh.

Cây dạ cẩm

Theo Đông y, cây dạ cẩm là loại cây có khả năng ức chế vi khuẩn phát triển. Đồng thời ngăn chặn vi khuẩn hình thành trong môi trường axit dạ dày. Chính vì vậy trong nhiều bài thuốc dân gian đều có sự góp mặt của dạ cẩm.

Cách dùng dạ cẩm tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày như sau:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 25g dạ cẩm và dùng nước rửa sạch.
  • Cho dạ cẩm vào nồi đun với 1 lít nước lọc.
  • Chắt nước ra ca và uống. Để dễ uống hơn bạn có thể bỏ thêm chút đường trắng. Uống nước trước khi ăn cơm.
  • Mỗi tuần bạn uống nước dạ cẩm từ 2-3 lần để thấy tình trạng nhiễm khuẩn HP được cải thiện.
  • Lưu ý: Với trường hợp bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng dạ cẩm để chữa nhiễm khuẩn HP.

Nghệ vàng

Nghệ vàng là loại gia vị góp mặt trong nhiều món ăn Việt. Thành phần chính của nghệ vàng là hoạt chất beta-carone, curcumin và quercetin. Những hoạt chất này giúp nghệ vàng có công dụng kháng khuẩn, chống viêm. Đồng thời hỗ trợ phục hồi, tái tạo những phần niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Nghệ vàng cũng giúp trung hòa dịch vị trong dạ dày.

Bởi những công dụng đó, nghệ vàng là loại thảo dược được sử dụng để chữa các bệnh về dạ dày. Chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản, dạ dày viêm loét,…

Ngoài ra, trong nghệ vàng cũng chứa các hoạt chất thực vật giúp hỗ trợ ức chế nấm men, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và khuẩn Helicobacter pylori. Hoạt chất curcumin trong nghệ vàng cũng được chứng minh là có thể chống loạn sản tế bào (giai đoạn tiền ung thư). Do đó, bổ sung nghệ vàng sẽ giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori.

Cách sử dụng nghệ vàng tiêu diệt vi khuẩn HP như sau:

  • Bạn chuẩn bị một chút sữa nghệ, 2 thìa cà phê bột nghệ vàng và 1 thìa mật ong nguyên chất.
  • Bạn trộn đều tất cả các nguyên liệu lại với nhau, sau đó uống.
  • Hoặc bạn dùng nghệ vàng hãm với nước nóng thành trà và uống.
  • Mỗi ngày uống 2 lần, kiên trì trong 3 tháng để thấy hiệu quả.

Sử dụng nghệ vàng không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, phục hồi niêm mạc. Nghệ vàng cũng giúp cải thiện các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đau nhiều vùng thượng vị do dạ dày nhiễm vi khuẩn HP gây ra.

Hỗ trợ điều trị khi dạ dày nhiễm vi khuẩn HP

Theo các chuyên gia y tế, ngoài áp dụng những biện pháp điều trị trên bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh. Cụ thể như:

  • Vi khuẩn HP ở dạ dày sẽ bị ức chế phát triển nếu bạn có chế độ ăn uống thích hợp. Theo đó bạn nên ăn chín uống sôi, nhai kỹ, ăn đúng giờ, không bỏ bữa. Việc này giúp giảm áp lực trên đường ruột và dạ dày, từ đó ngăn viêm loét phát triển.
  • Người bệnh không nên nằm hoặc làm việc nặng ngay sau khi ăn no.
  • Bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây khi bị nhiễm vi khuẩn HP. Các chất xơ và vitamin có trong những thực phẩm này giúp trung hòa lượng dịch vị trong dạ dày. Đồng thời thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn, giảm sự ăn mòn dạ dày.
  • Trong thời gian bị nhiễm vi khuẩn HP, bạn nên ăn những loại thịt trắng, thịt nạc. Cụ thể như thịt gà, thịt lợn nạc, cá,…
  • Ăn những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và omega 3. Ví dụ như cá thu, cá nục, cá hồi,…
  • Bổ sung thêm các loại gia vị có khả năng chống viêm kháng khuẩn như bạc hà, gừng, mật ong, nghệ.
  • Bạn nên uống từ 1,5-2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Đồng thời người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, chất béo.
  • Kiêng ăn đồ cay nóng, không uống bia, rượu, trà, cà phê,…
  • Hạn chế ăn những thực phẩm được chế biến quá ngọt, hoặc quá mặn. Thức ăn nhanh, đồ hộp cũng nên tránh khi bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Không thức quá khuya, ngủ thiếu giấc.
  • Tăng cường rèn luyện thân thể, không tập những bài thể dục cường độ cao.

Biện pháp phòng chống vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là chủng vi khuẩn có thể tồn tại lâu trong môi trường thường cũng như môi trường axit dạ dày. Chúng có khả năng lây lan từ người này qua người khác. Nếu không có biện pháp điều trị và phòng bệnh thích hợp vi khuẩn HP có thể tái phát và gây nguy hiểm. Vì vậy để ngăn vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau đây:

Thực hiện các biện pháp phòng tránh để ngăn nhiễm khuẩn HP
Thực hiện các biện pháp phòng tránh để ngăn nhiễm khuẩn HP
  • Đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị ngay khi thấy triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP.
  • Khi thăm khám và điều trị nên chọn những bệnh viện uy tín.
  • Vệ sinh nhà cửa, phòng ốc, đồ dùng cá nhân sạch sẽ.
  • Đảm bảo vệ sinh nguồn thực phẩm, nước uống hằng ngày. Không nên ăn những thực phẩm sống, vì nó có thể chứa vi khuẩn HP.
  • Không ăn những thực phẩm ở lòng đường, vỉa hè. Đây là những thực phẩm không được đảm bảo về an toàn thực phẩm.
  • Không sử dụng chung bát, đũa, cốc, chén với người khác, hạn chế lây nhiễm vi khuẩn HP.
  • Luôn giữ vệ sinh tay, chân và cơ thể bằng xà phòng sát khuẩn, đặc biệt là trước và sau khi ăn.
  • Thực hiện thăm khám định kỳ để nhanh chóng phát hiện ra vi khuẩn HP và có phương pháp điều trị kịp thời.

Vi khuẩn HP là gì đã được giải đáp qua bài viết trên đây. Theo đó, khuẩn HP ở dạ dày có thể gây nên những tổn thương, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, ngay khi thấy có các triệu chứng nhiễm khuẩn HP trong dạ dày bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn điều trị thích hợp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích bảo vệ sức khỏe bản thân.

Vi khuẩn HP là gì có lây không là vấn đề được nhiều người quan tâm
Vi khuẩn HP là gì có lây không? Dấu hiệu và cách điều trị
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh ở đường tiêu hóa. Đây là loại vi khuẩn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bởi…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.