Mẹ bầu uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bởi các loại thuốc dạ dày có thể giảm nhanh các cơn đau, nhưng một số loại sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu tốt nhất nên khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả xấu có thể xảy xa.

Uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh đau dạ dày khi mang thai gây ra nhiều khó khăn, bất lợi cho chị em phụ nữ. Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau đớn râm ran ở vùng bụng, chướng bụng, khó tiêu kèm theo tình trạng buồn nôn. Cơn đau kéo dài sẽ khiến bà bầu mệt mỏi, suy nhược, không muốn ăn, hay khó chịu, cáu gắt. Theo thời gian tình trạng này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể, em bé sẽ bị chậm phát triển hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh.

Uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm
Uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm

Thông thường khi bị đau dạ dày người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc Tây y để làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, mẹ bầu không thể dùng thuốc một cách tùy tiện. Do đó, rất nhiều chị em đã đặt ra câu hỏi uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ bầu có thể sử dụng những loại thuốc nào khi bị đau bao tử?

Uống thuốc dạ dày khi mang thai chưa bao giờ là hành động được các bác sĩ khuyến khích. Bởi lẽ các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trường hợp mẹ bầu bị đau dạ dày nặng buộc phải sử dụng các loại thuốc để hỗ trợ. Lúc này, mẹ bầu nên đến gặp các bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng về loại thuốc phù hợp và liều lượng sử dụng. Từ đó giúp chữa trị bệnh hiệu quả, đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Mẹ bầu cũng không nên tự ý sử dụng thuốc hay thay đổi liều lượng thuốc đau dạ dày. Bởi làm vậy có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho mẹ và bé. Trẻ sinh ra có thể bị dị tật ống thần kinh, thể chất và não bộ phát triển kém… Không chỉ vậy, các loại thuốc đau dạ dày còn gây ra tình trạng tiền sản giật, suy hô hấp ở mẹ bầu, nghiêm trọng nhất là sảy thai.

Thuốc đau dạ dày có ảnh đến thai nhi như thế nào?

Tùy theo từng giai đoạn mang thai mà thuốc đau dạ dày sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ: 3 tháng đầu là giai đoạn vô cùng quan trọng ở phụ nữ mang thai. Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan như tim, gan, phổi, não bộ… Sử dụng thuốc đau dạ dày trong giai đoạn này sẽ làm gián đoạn đến sự hình thành các cơ quan ở trẻ. Trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh hoặc quái thai.
Mẹ bầu không nên sử dụng thuốc trị đau dạ dày trong 3 tháng đầu thai kỳ
Mẹ bầu không nên sử dụng thuốc trị đau dạ dày trong 3 tháng đầu thai kỳ
  • Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ: Giai đoạn này thai nhi đã cứng cáp hơn, hoàn thiện dần về kích thước và hình dạng. Giai đoạn này cùng là thời điểm mẹ bầu có thể sử dụng các loại thuốc trị đau dạ dày. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ. Nếu mẹ bầu tự ý dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến phổi và cơ quan sinh dục của bé.
  • Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: Đây cũng là giai đoạn mẹ bầu cần hết sức cẩn thận bởi em bé sắp chào đời. Lúc này, thai nhi đã phát triển đầy đủ các bộ phận và kích thước. Tuy nhiên, chức năng gan và thận của bé vẫn chưa hoàn thiện hoàn toàn. Dùng thuốc đau dạ dày trong giai đoạn này vẫn có thể ảnh hưởng đến thai nhi và quá trình sinh nở của mẹ.

Uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi – mẹ bầu cần làm gì?

Việc uống thuốc đau dạ dày khi mang thai gây ra những ảnh hưởng ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên nếu mẹ bầu đã lỡ dùng thuốc thì cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức. Sau đó đến các các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn biện pháp khắc phục. Khi đi, mẹ bầu nên cầm theo đơn thuốc được kê hoặc những loại thuốc mình đã sử dụng.

Trường hợp mẹ bầu uống thuốc đau dạ dày trong 3 tháng đầu thai kỳ, các bác sĩ có thể sử dụng bài test độ mờ da gáy để kiểm tra sự phát triển và sức khỏe của bé. Nếu thai nhi đã phát triển đến tuần thứ 13 mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm để xem em bé có bị dị tật không. Từ đó các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của thuốc để đưa ra kết luận và phác đồ điều trị hợp lý.

Tóm lại, thuốc đau dạ dày cho phụ nữ khi mang thai chị em không nên tùy tiện sử dụng. Không chỉ riêng với bệnh dạ dày mà còn cả các bệnh khác, các loại thuốc sẽ gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Các biện pháp ngăn ngừa đau dạ dày khi mang thai

Bệnh đau dạ dày có thể được chữa trị bằng thói quen ăn uống, sinh hoạt mà không phải dùng thuốc. Cách này sẽ giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng của bệnh và không ảnh hưởng đến bé.

Lên chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh

Để ngăn ngừa bệnh đau dạ dày, mẹ bầu nên chú ý thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày của mình. Trong khi ăn, mẹ bầu không nên ăn nhanh mà cần ăn từ tốn, ăn chậm nhai kỹ. Ăn nhanh sẽ làm tăng tiết axit dạ dày khiến mẹ bầu bị đầy bụng, gây khó chịu và ợ chua. Ngược lại, ăn chậm sẽ kích thích bài tiết nước bọt nhiều hơn giúp trung hòa và giảm axit ở dạ dày.

Xem thêm

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu cải thiện triệu chứng đau dạ dày hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu cải thiện triệu chứng đau dạ dày hiệu quả

Mẹ bầu nên đưa những loại thực phẩm mềm vào bữa ăn hàng ngày của mình. Thực phẩm mềm sẽ hỗ trợ cho hoạt động của dạ dày giúp bà bầu tiêu hóa dễ dàng hơn. Đồng thời chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 4-5 bữa để giảm áp lực cho dạ dày, giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn.

Đói bụng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày ở bà bầu. Khi đói, cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra một lượng lớn axit trong dạ dày. Điều này gia tăng các cơn đau ở bụng và gây ra tình trạng viêm loét.

Mẹ bầu nên hạn chế ăn những thực phẩm chua như dưa, cà muối… bởi chúng sẽ gây hại đến niêm mạc dạ dày. Các loại thực phẩm tốt cho dạ dày mà mẹ bầu nên sử dụng như chuối, gạo lứt,…

Uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi – Hạn chế vận động mạnh sau khi ăn

Vận động mạnh sau khi ăn no có thể làm tăng nguy cơ mắc đau dạ dày cho mẹ bầu. Khi ăn xong, dạ dày vẫn tiếp tục hoạt động để tiêu hóa lượng thức ăn bà bầu đã đưa vào. Quá trình này đòi hỏi cơ thể tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Nếu vận động mạnh sau ăn có thể hạn chế khả năng lưu thông máu ở dạ dày.

Khi đó, mẹ bầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu… Nếu vẫn giữ thói quen này sẽ khiến tình trạng đau dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn và khó điều trị.

Để tốt cho dạ dày, mẹ bầu nên nghỉ ngơi ít nhất là 2 tiếng sau mỗi bữa ăn rồi mới vận động.

Luôn giữ tinh thần thoải mái tránh căng thẳng

Một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày ở bà bầu là do trạng thái tinh lo lắng, căng thẳng. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái, tránh suy nghĩ nhiều.

Việc thư giãn, nghỉ ngơi điều độ sẽ có tác dụng ngăn ngừa các cơn đau dạ dày
Việc thư giãn, nghỉ ngơi điều độ sẽ có tác dụng ngăn ngừa các cơn đau dạ dày

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi điều độ, ngủ trước 10 giờ và hạn chế làm việc khuya. Hoạt động này giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe, kích thích sự phát triển khỏe mạnh của bé.

Mẹ bầu cũng có thể thư giãn bằng cách tập những bài thể dục đơn giản, nhẹ nhàng. Các hoạt động như nghe nhạc, đọc sách cũng rất có ích cho mẹ bầu. Chúng vừa làm giảm căng thẳng, giữ cho tinh thần thoải mái, vừa kích thích sự phát triển não bộ cho bé.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích đau dạ dày

Mẹ bầu bị đau dạ dày nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê… Bởi chúng sẽ khiến cho triệu chứng đau dạ dày nặng hơn, gây viêm loét diện rộng. Ngoài ra, thuốc lá và các chất kích thích còn chứa các thành phần có khả năng phá hủy lớp niêm mạc dạ dày. Đây chính là lý do khiến bệnh đau dạ dày kéo dài không khỏi.

Tóm lại, uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi, tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. Vì vậy nếu mẹ bầu bị đau dạ dày không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng bài viết đã giúp chị em có thêm nhiều thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe mẹ và bé.

Nội dung đáng chú ý

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.