Chuyên gia hướng dẫn cách khắc phục trĩ ngoại tắc mạch hiệu quả

Trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng thường gặp ở người bệnh trĩ ngoại không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh đau đớn mà nó còn gây nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

Trĩ ngoại tắc mạch là gì?

Để hiểu được trĩ ngoại tắc mạch là gì trước hết bạn cần hiểu rõ về bệnh trĩ ngoại. Trĩ ngoại hình thành khi các đám rối tĩnh mạch bao phủ xung quanh hậu môn bị co giãn quá mức, sau đó gấp khúc lại và tạo nên búi trĩ. Dựa vào triệu chứng mà trĩ ngoại được chia thành 4 cấp độ: 1,2,3,4, càng ở cấp độ cao thì việc điều trị trĩ sẽ càng khó khăn hơn. Trĩ ngoại nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó đó trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng thường gặp nhất.

Tắc mạch trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn bị vỡ ra, máu chảy ra và đông lại, tạo ra những cục máu đông bên trong búi trĩ. Lúc này, các búi trĩ của người bệnh sẽ bị sưng to nhanh chóng, người bệnh bắt buộc phải áp dụng các biện pháp can thiệp để giảm đau đớn và hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn.

Trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng thường gặp ở người bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng thường gặp ở người bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân, cách nhận biết?

Tình trạng trĩ tắc mạch có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Mang thai: Trĩ ngoại tắc mạch là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Trong những tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng và gây áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng và gây tắc mạch trĩ.
  • Mắc bệnh trĩ ngoại nhưng không điều trị: Trĩ ngoại nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách có thể tiến triển nặng và gây chảy máu trĩ. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ tắc mạch trĩ ngoại và bệnh trĩ ngoại huyết khối.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và ít chất xơ có thể tăng nguy cơ táo bón, từ đó khiến bệnh trĩ ngoại nặng lên và gây tắc mạch.
  • Thường xuyên mang vác nặng hoặc vận động mạnh: Điều này có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch trong búi trĩ và khiến chúng có nguy cơ bị vỡ cao hơn.
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng quá cao có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn và búi trĩ khiến chúng dễ bị vỡ ra.
  • Người làm nghề phải ngồi nhiều hoặc đứng nhiều: Tình trạng này kéo dài có thể khiến các tĩnh mạch trong búi trĩ bị căng giãn và chảy máu. Chảy máu nặng có thể gây trĩ ngoại tắc mạch.

Theo các chuyên gia, triệu chứng của bệnh trĩ ngoại tắc mạch thường tương tự như trĩ ngoại, nhưng mức độ của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng của trĩ ngoại tắc mạch thường nhẹ hơn so với trĩ nội tắc mạch.

Dưới đây là những triệu chứng của trĩ tắc mạch:

  • Đau dữ dội ở vùng hậu môn là tình trạng thường gặp ở người bị trĩ ngoại tắc mạch. Triệu chứng đau có thể kéo dài từ 4 – 6 ngày.
  • Khi bị tắc mạch trĩ ngoại, người bệnh thấy búi trĩ bị sưng to lên do các mạch máu trong búi trĩ bị tắc nghẽn.
  • Người bệnh luôn có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không thể đi được.
  • Bệnh không được điều trị có thể dẫn đến tình trạng sa trĩ tắc mạch. Tình trạng này có thể gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt cho người bệnh.

Khi bị trĩ ngoại tắc mạch nặng, các cục máu đông trong hậu môn bị vỡ ra gây hoại tử vùng da xung quanh và chảy máu búi trĩ dữ dội. Thậm chí trong một số trường hợp, tắc mạch trĩ còn khiến người bệnh gặp khó khăn khi đứng lên ngồi xuống và đi lại.

Ngồi nhiều có thể làm tăng nguy cơ tắc mạch trĩ ngoại
Ngồi nhiều có thể làm tăng nguy cơ tắc mạch trĩ ngoại

Trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm đến tính mạng không?

Trĩ ngoại tắc mạch nếu không được điều trị đúng cách thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Hoại tử hậu môn: Viêm nhiễm xung quanh hậu môn do tắc nghẽn trĩ ngoại có thể gây hoại tử hậu môn và các mô xung quanh khu vực này.
  • Nhiễm trùng: Khi tắc mạch trĩ ngoại phát triển, cục máu đông sẽ ngăn cản quá trình đào thải độc tố của cơ thể. Những độc tố này có thể tích tụ bên trong búi trĩ và gây nhiễm trùng xung quanh hậu môn. Đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển xuống dòng máu và gây nhiễm trùng.
  • Viêm phụ khoa: Trĩ ngoại tắc mạch ở phụ nữ mang thai không chỉ gây viêm nhiễm ở hậu môn mà còn có thể gây viêm nhiễm phụ khoa.

Cách điều trị trĩ ngoại tắc mạch

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do trĩ ngoại tắc mạch, khi phát hiện mình có triệu chứng bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ, thầy thuốc Đông y để được thăm khám và điều trị kịp thời. Các phương pháp điều trị trĩ tắc mạch thường được áp dụng là Đông y, Tây y và mẹo chăm sóc tại nhà.

Mẹo dân gian

Đây là cách điều trị trĩ tắc mạch được nhiều người áp dụng, nguyên nhân là do phương pháp này khá an toàn và dễ thực hiện tại nhà. Một số mẹo dân gian trị trĩ ngoại tắc mạch bạn có thể tham khảo là:

  • Dùng lá thiên lý: Dùng một nắm lá thiên lý giã nhỏ, lọc lấy nước sau đó cho thêm một chút muối vào nước cốt vừa lọc. Bạn có thể lấy bông tẩm nước ép lá thiên lý xoa đều lên búi trĩ 1 – 2 lần mỗi ngày. Nên thực hiện phương pháp này liên tục để cảm nhận hiệu quả.
  • Dùng rau diếp cá: Rau diếp cá có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh nên thảo dược này giúp giảm triệu chứng của trĩ tắc mạch hiệu quả. Để giảm trĩ ngoại tắc mạch, bạn có thể nấu nước diếp cá để xông hoặc rửa hậu môn, phần bã của diếp cá thì đắp lên búi trĩ.
  • Chữa bằng cây lá bỏng: Lá bỏng có vị chua, tính mát thường được dùng để cầm máu, giảm viêm, giảm đau. Để giảm trĩ tắc mạch, bạn có thể dùng một nắm lá bỏng sắc chung với một nắm rau sam để uống hàng ngày. Ngoài cách trên, bạn cũng có thể giã nhuyễn lá bỏng để đắp lên búi trĩ nhằm giảm đau và giảm viêm do trĩ gây ra.

Mặc dù điều trị trĩ ngoại tắc mạch bằng mẹo dân gian rất dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí nhưng phương pháp này chỉ áp dụng được cho người bị trĩ tắc mạch nhẹ. Thêm vào đó, hiệu quả của các mẹo dân gian thường rất chậm nên người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong một thời gian dài.

Cây lá bỏng giúp hỗ trợ điều trị tình trạng táo bón, đau rát hậu môn
Cây lá bỏng giúp hỗ trợ điều trị tình trạng táo bón, đau rát hậu môn

Đông y

Theo Đông y, bệnh trĩ xảy ra do khí huyết hư trệ khiến đại tràng không thông từ đó khiến mạch lạc bị tổn thương, phình, giãn và sa ra ngoài gây nên trĩ ngoại. Để điều trị tình trạng này, các thầy thuốc Đông y thường kê đơn thuốc có chứa các vị thảo dược giúp kinh mạch lưu thông, giảm các triệu chứng táo bón, tiêu chảy.

Nhiều người thường áp dụng cách điều trị trĩ tắc mạch bằng Đông y vì phương pháp này có nhiều ưu điểm như điều trị tận gốc căn nguyên gây trĩ, giúp khôi phục hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Phương pháp này cũng an toàn, lành tính và không gây đau đớn cho người bệnh như phương pháp điều trị ngoại khoa của Tây y.

Hiện nay, có 3 phương pháp Đông y thường được áp dụng để điều trị trĩ ngoại tắc mạch là:

  • Dùng thuốc bôi, đắp, xông tại búi trĩ: Người bệnh có thể sử dụng một số thảo dược như hạt cau, tô mộc, bội tử, hoàng bá… trộn với nhau sau đó nghiền nát để đắp lên búi trĩ. Ngoài ra, người bị trĩ tắc mạch có thể dùng các loại thảo dược như ngải cứu, chỉ xác, hòe hoa, rau sam, cam thảo, xuyên tiêu… nấu nước để xông hoặc ngâm rửa vùng hậu môn.
  • Dùng thuốc uống: Người bệnh có thể sử dụng các vị thuốc như sinh địa, hoàng bá, đào nhân, đương quy, xích cầm… để sắc lấy nước uống. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, thầy thuốc sẽ gia giảm các vị thuốc phù hợp.
  • Châm cứu, bấm huyệt: 2 biện pháp này giúp điều hòa dương khí, từ đó giữ cho thành mạch máu dẻo dai hơn.

Tây y

Khi điều trị tắc mạch trĩ ngoại bằng Tây Y, các bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định thuốc dùng tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu bệnh mới khởi phát và các triệu chứng còn nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa. Người bệnh có thể sử dụng sử dụng các loại thuốc uống hoặc bôi để làm giảm triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc thường được chỉ định để điều trị tắc mạch trĩ ngoại là:

  • Thuốc chống viêm, thuốc chống phù nề: Giúp giảm tình trạng sưng to ở búi trĩ và xung quanh hậu môn.
  • Thuốc giảm đau: Được sử dụng cho những bệnh nhân bị đau đớn dữ dội khi bị trĩ tắc mạch.
  • Thuốc kháng sinh: Giúp tiêu diệt vi khuẩn và phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng huyết.
  • Thuốc chống táo bón: Giúp giảm táo bón từ đó giảm áp lực lên các búi trĩ.

Các loại thuốc trên giúp giảm triệu chứng khó chịu do trĩ ngoại tắc mạch nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc vì các loại thuốc này có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ nguy hiểm.

Nếu đã sử dụng thuốc mà tình trạng bệnh không được cải thiện thì người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị ngoại khoa để lấy đi những cục máu đông trong búi trĩ. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa bạn có thể lựa chọn như phẫu thuật cắt trĩ, chích xơ, thắt dây thun, mổ trĩ,…

Phẫu thuật giúp điều trị trĩ tắc mạch hiệu quả
Phẫu thuật giúp điều trị trĩ tắc mạch hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh tại nhà đơn giản

Trĩ ngoại tắc mạch có thể khiến người bệnh đau đớn và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để tránh tình trạng này, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Hạn chế thực hiện các hoạt động mang vác vật nặng hoặc vận động mạnh có thể giảm áp lực lên búi trĩ và khiến chúng không tiến triển nặng hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp tăng cường sức khỏe, hạn chế tình trạng táo bón và tăng sức bền của các tĩnh mạch.
  • Để hạn chế tình trạng tắc mạch trĩ ngoại, người bệnh nên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để phòng ngừa nhiễm trùng. Nếu búi trĩ bị chảy máu, cần lau sạch hậu môn và điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt.
  • Sử dụng các thuốc làm mềm phân khi bị táo bón để giảm áp lực lên các búi trĩ, từ đó khiến chúng nặng hơn.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, các sản phẩm này có thể làm tình trạng trĩ ngoại nặng hơn.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, từ đó giúp trĩ ngoại không nặng lên.
  • Nên hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu, nếu do đặc thù công việc thì sau 1 – 2h làm việc, người bệnh nên đứng dậy đi lại xung quanh phòng.
  • Nên đi vệ sinh luôn khi có nhu cầu bởi nhịn đi vệ sinh có thể gây táo bón và kích thích các mạch máu trong búi trĩ, từ đó khiến bệnh nặng hơn.
  • Điều trị sớm trĩ ngoại để bệnh không tiến triển thành trĩ ngoại tắc mạch.

Trĩ ngoại tắc mạch là bệnh lý khó điều trị, đặc biệt khi bệnh đã chuyển nặng. Do vậy, khi thấy bản thân mình có bất cứ triệu chứng nào của bệnh, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định nguyên nhân. Tùy thuộc vào mức độ của trĩ mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp phù hợp cho người bệnh.

Bị trĩ khi mang bầu có thể gây nhiều phiền toái cho chị em
Bị trĩ khi mang bầu có nguy hiểm không, điều trị thế nào cho an toàn?
Trĩ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên, bệnh thường hay xảy ra ở phụ nữ mang thai. Theo ước tính…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.