Trĩ huyết khối: Điều trị thế nào để tránh biến chứng?

Trĩ huyết khối là một trong những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh trĩ phải đối mặt. Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ, khiến người bệnh đau đớn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại, ngồi hoặc đi vệ sinh. 

Trĩ huyết khối là gì? Phân loại  bệnh

Bệnh trĩ xảy ra khi các mạch máu trong hậu môn bị co giãn quá mức và sưng lên. Các búi trĩ có thể hình thành ở bên trong hoặc bên ngoài hậu môn. Cụ thể, nếu búi trĩ hình thành bên trong thì được gọi là trĩ nội, nhưng nếu búi trĩ hình thành ngoài hậu môn thì gọi là trĩ ngoại.

Vậy trĩ huyết khối là gì? Theo các chuyên gia, trĩ huyết khối là tình trạng chứa các cục máu đông (huyết khối) bên trong búi trĩ. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng thường phổ biến ở những người trong độ tuổi  từ 45 – 60.

Trĩ huyết khối có thể khiến người bệnh đau đớn trong 24 –  48 giờ đầu tiên. Sau thời gian đó (khoảng 1 – 4 tuần), cục máu đông sẽ được tái hấp thu từ từ hoặc tự vỡ, lúc này cơn đau sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp búi trĩ không thể tự vỡ thì người bệnh cần phải thực hiện các biện pháp can thiệp để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Trĩ huyết khối xảy ra ở cả những người bị trĩ nội và trĩ ngoại. Trường hợp huyết khối xuất hiện ở trĩ ngoại được gọi là trĩ ngoại huyết khối, ở trĩ nội gọi là trĩ nội huyết khối. Cụ thể:

Bệnh trĩ nội huyết khối là tình trạng cục máu đông hình thành ở búi trĩ nằm trong ống hậu môn. Còn trĩ ngoại huyết khối là tình trạng cục máu đông hình thành ở bên trong búi trĩ nhưng nằm ngoài ống hậu môn.

Trĩ huyết khối là một trong những biến chứng nguy hiểm mà người bị trĩ phải đối mặt
Trĩ huyết khối là một trong những biến chứng nguy hiểm mà người bị trĩ phải đối mặt

Dấu hiệu nhận biết

Khi bị bệnh trĩ huyết khối, người bệnh có thể thấy bên ngoài hậu môn xuất hiện một cục nhỏ có màu xanh sẫm. Màu xanh này được tạo ra do cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ. Đây cũng là dấu hiệu phân biệt với búi trĩ thông thường.

Cụ thể, các dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau phụ thuộc vào loại trĩ huyết khối bạn đang mắc phải.

Dấu hiệu nhận biết trĩ nội huyết khối

Huyết khối búi trĩ xuất hiện ở người bị trĩ nội thường ít khi gây đau như trĩ ngoại. Thêm vào đó, trĩ nội huyết khối thường nằm trong hậu môn nên người bệnh thường khó phát hiện hơn so với trĩ ngoại huyết khối. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây để xác định mình có bị bệnh hay không.

  • Trĩ nội huyết khối không khiến người bệnh quá đau đớn nhưng nó có thể gây ra tình trạng đi ngoài ra máu. Lượng máu tiết ra ít hoặc nhiều có thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.  Tình trạng chảy máu kéo dài có thể khiến người bị trĩ mệt mỏi do bị thiếu máu mãn tính.
  • Ngứa, đau rát xung quanh hậu môn cũng là triệu chứng thường gặp khi bị trĩ nội huyết khối.
  • Khi trĩ nội huyết khối nặng lên, búi trĩ có thể gia tăng kích thước, lúc này người bệnh sẽ cảm thấy sự tồn tại của trĩ bên trong trực tràng.
  • Khi huyết khối trong búi trĩ phát triển, nó có thể chèn ép các cơ ở hậu môn và khiến chúng lỏng lẻo hoặc yếu đi. Tình trạng này kéo dài có thể khiến người bị trĩ phải đối mặt với tình trạng rò rỉ phân.
  • Ngoài ra bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng sa búi trĩ. Lúc này người bệnh có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy búi trĩ.

Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại huyết khối

So với trĩ nội, trĩ ngoại huyết khối thường dễ nhận biết hơn. Khi bị bệnh, bạn có thể có một số dấu hiệu như:

  • Đau đớn dữ dội vùng hậu môn là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trĩ ngoại huyết khối.
  • Người bệnh có thể sờ thấy, nhìn thấy búi trĩ có màu xanh do có chứa cục máu đông bên trong.
  • Ngứa rát hậu môn và chảy máu trĩ cũng có thể xảy ra khi người bệnh có huyết khối ở hậu môn do các mạch máu trong búi trĩ bị tổn thương.
  • Khi búi trĩ xuất hiện nhiều cục máu đông, nó có thể gây tắc nghẽn hoặc chặn hậu môn, điều này khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện.
  • Đặc biệt khi bị nhiễm trùng, người bệnh có thể bị sốt và vùng xung quanh hậu môn nóng rát.
Bệnh sẽ khiến người mắc bị đau đớn vùng hậu môn
Bệnh sẽ khiến người mắc bị đau đớn vùng hậu môn

Nguyên nhân gây trĩ huyết khối

Cũng tương tự như bệnh trĩ, trĩ huyết khối có thể xảy ra khi các tĩnh mạch hậu môn bị viêm hoặc co giãn quá mức. Bất cứ tác nhân nào gây áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng đều có thể gây ra bệnh. Cụ thể:

  • Mang thai: Áp lực của em bé đè lên trực tràng và hậu môn ở phụ nữ mang thai có thể làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối.
  • Rặn đẻ trong khi sinh: Rặn nhiều khi sinh con có thể làm giãn cơ hậu môn và ảnh hưởng tới các mạch máu trong khu vực đó.
  • Thực hiện các hoạt động gây áp lực lên hậu môn: Vận động quá sức, đặc biệt là thường xuyên mang vác vật nặng cũng có thể khiến hậu môn chịu áp lực lớn, lâu ngày hình thành nên trĩ.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên: Táo bón hoặc tiêu chảy đều có thể tác động đến các mạch máu ở hậu môn. Khi chúng hoạt động lỏng lẻo, người bệnh dễ bị trĩ hơn.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Ăn ít rau, củ, quả có thể khiến cơ thể thiếu chất xơ. Tình trạng này kéo dài có khiến người bệnh bị táo bón.
  • Béo phì: Thừa cân, béo phì có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn và khiến bạn dễ bị trĩ hơn
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Điều này có thể khiến các tĩnh mạch hậu môn bị tổn thương và khiến bạn dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn.
  • Thường xuyên nhịn đi đại tiện: Nhịn đi vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ táo bón, từ đó khiến bạn dễ bị huyết khối hơn.

Trĩ huyết khối có nguy hiểm không, chẩn đoán thế nào?

Thông thường, ngoài gây đau đớn, trĩ huyết khối không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, trong một trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể tiếp tục phát triển và gây nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Nhiễm trùng huyết (hay còn gọi là nhiễm trùng máu): Khi búi trĩ bị viêm nhiễm, vi khuẩn có thể di chuyển từ tĩnh mạch vào mạch máu và gây nhiễm trùng máu. Tình trạng này có thể khiến người bệnh sốt cao, buồn nôn, khó thở….
  • Hoại tử: Khi huyết khối trong trĩ to, nó có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu bình thường trong búi trĩ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến búi trĩ bị hoại tử và gây viêm nhiễm xung quanh hậu môn.
  • Thiếu máu mãn tính: Bệnh kéo dài không được điều trị tích cực có thể khiến người bệnh bị chảy máu liên tục. Tình trạng này kéo dài có thể gây thiếu máu mãn tính.
  • Cục máu đông hình thành ở các cơ quan khác: Huyết khối trong búi trĩ có thể di chuyển từ tĩnh mạch hậu môn qua hệ thống mạch máu và đến các cơ quan. Lúc này, nó có thể gây tắc nghẽn mạch máu tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
Bệnh để kéo dài có thể khiến người bệnh bị thiếu máu mãn tính, đe dọa tính mạng
Bệnh để kéo dài có thể khiến người bệnh bị thiếu máu mãn tính, đe dọa tính mạng

Với những biến chứng nguy hiểm trên, người bệnh cần chủ động phát hiện và điều trị ngay từ khi khởi phát. Để biết chính xác mình có bị trĩ huyết khối hay không, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán. Đầu tiên bác sĩ sẽ quan sát xung quanh hậu môn, kiểm tra tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn. Sau đó, họ sẽ thực hiện một số thủ thuật như soi trực tràng, khám mở rộng trực tràng… để xác định loại trĩ bạn đang mắc phải và mức độ của bệnh.

Dựa vào kết quả xét nghiệm và việc quan sát, tìm hiểu bệnh án của người bệnh, bác sĩ có thể khẳng định được chính xác bệnh bạn đang mắc có phải trĩ huyết khối hay không, cấp độ bệnh và biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh.

Điều trị trĩ huyết khối thế nào?

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của trĩ huyết khối mà bạn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, 3 phương pháp trị bệnh được nhiều người tin tưởng áp dụng khi bị bệnh là Đông y, Tây Y và dân gian.

Mẹo dân gian trị tại nhà

Theo dân gian, trĩ nội huyết khối và trĩ ngoại huyết khối có thể được điều trị bằng các loại thuốc khác nhau. Dưới đây là một số mẹo vặt dân gian điều trị hiệu quả căn bệnh này.

  • Nghệ: Nghệ có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, kháng khuẩn và liền sẹo hiệu quả. Do vậy đây là thảo dược dân gian được nhiều người tin dùng để điều trị trĩ. Bạn có thể lấy một củ nghệ vàng để cả vỏ sau đó rửa sạch và giã nhỏ. Vệ sinh vùng hậu môn và đắp nghệ đã xay nhỏ lên. Để nghệ trên da trong 15 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Bạn nên áp dụng phương pháp trên liên tục trong một tháng để thấy búi trĩ thu nhỏ kích thước.
  • Diếp cá: Đây là thảo dược giúp trị trĩ nội huyết khối hiệu quả. Bạn có thể lấy một nắm rau diếp cá rửa sạch sau đó xay nhỏ với một chút muối. Uống nước ép diếp cá hàng ngày giúp giảm huyết khối ở trĩ nội hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nhuyễn diếp cá để đắp lên búi trĩ  nhằm cải thiện trĩ ngoại.
  • Trầu không: Lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm và cầm máu hiệu quả, do vậy, đây cũng là thảo dược dân gian được nhiều người sử dụng khi bị trĩ.

Tây y

Tây y là phương pháp điều trị trĩ huyết khối được nhiều người áp dụng vì nó giúp loại bỏ huyết khối trong búi trĩ nhanh chóng. Do đó, nếu bạn chỉ bị nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Nếu huyết khối quá lớn hoặc bạn bị trĩ hỗn hợp thì phẫu thuật sẽ được áp dụng.

Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị căn bệnh này như:

  • Thuốc giảm đau: Loại thuốc này giúp giảm các triệu chứng sưng đau do bệnh gây ra.
  • Thuốc bôi Hydrocortisone: Loại thuốc này thường được dùng để bôi lên búi trĩ nhằm giảm ngứa, giảm viêm và cải thiện triệu chứng sưng đau khi bị trĩ. Tuy nhiên, loại thuốc này không nên dùng trong thời gian dài (quá 2 tuần) vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Thuốc để tiêm vào búi trĩ: Nếu các triệu chứng của bạn không được cải thiện sau khi dùng các loại thuốc kể trên, bác sĩ sẽ sử dụng một loại thuốc có chứa các hóa chất đặc biệt để tiêm vào búi trĩ. Hóa chất này sẽ làm co cứng búi trĩ và khiến chúng tự rơi ra sau một thời gian.
  • Các loại thuốc khác: Ngoài các loại thuốc trên, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng, thuốc giảm táo bón… để hỗ trợ điều trị căn nguyên gây bệnh.
Một số loại thuốc Tây có thể giảm triệu chứng của trĩ huyết khối
Một số loại thuốc Tây có thể giảm triệu chứng của trĩ huyết khối

Khi các phương pháp điều trị khác không giảm triệu chứng của bệnh, hoặc khi bạn bị chảy máu và đau đớn nhiều, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh làm phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông. Phương pháp này thường khá an toàn, có tỷ lệ biến chứng thấp và có thể ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

Các loại phẫu thuật thường được áp dụng khi bị trĩ huyết khối:

  • Thắt dây cao su: Cách này thường được áp dụng cho người bị trĩ nội huyết khối. Bác sĩ sẽ dùng vòng cao su để buộc chân búi trĩ nhằm ngăn không cho máu cung cấp đến búi trĩ, từ đó khiến búi trĩ teo lại và tự rơi ra.
  • Phẫu thuật cắt trĩ: Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn búi trĩ và thường được áp dụng cho những người bị đau đớn nhiều do trĩ huyết khối. Tuy nhiên, người bệnh có thể cần thời gian dài để hồi phục hơn.
  • Loại bỏ trĩ bằng kẹp ghim: Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ kẹp ghim để thắt chặt các mô búi trĩ, từ đó chặn nguồn cung cấp máu đến búi trĩ. Khi không được cung cấp máu và chất dinh dưỡng, búi trĩ sẽ co lại và rơi ra.

Đông y chữa trị thế nào?

Theo Đông y, trĩ huyết khối xảy ra khi khí huyết ở đại tràng bị trì trệ, hư nhược và khiến cơ nhục yếu, mạch lạc bị ứ huyết và tổn thương. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, các thầy thuốc Đông y thường sử dụng các vị thuốc giúp lưu thông khí huyết và cải thiện tình trạng táo bón.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa trĩ huyết khối bạn có thể áp dụng:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị bạch tô, kim ngân mỗi loại 16g, chi tử 12g, hoa cúc, cam thảo, hoa hòe… với tỷ lệ phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng người. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm, sắc với 6 bát nước. Khi nước cạn còn khoảng 3 bát thì tắt bếp và chia thuốc thu được thành 3 phần và uống sau mỗi bữa ăn. Bạn nên thực hiện bài thuốc trên ít nhất 10 ngày liên tục để thấy búi trĩ co lại.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 20g sinh địa, 12g bạch tô, hoa hòa, địa du, xích thược với liều lượng vừa đủ. Cách sắc thuốc cũng tương tự bài 1 nhưng bạn nên uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 tiếng. Nên uống thuốc liên tục trong nhiều ngày để huyết khối trong búi trĩ tiêu dần.

Cách phòng ngừa bệnh tại nhà

Trĩ huyết khối có thể cải thiện sau khi bạn áp dụng các biện pháp điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể tái phát khi bạn không áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Thêm các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống giúp giảm táo bón
Thêm các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống giúp giảm táo bón
  • Ăn các thực phẩm giàu chất xơ: Thêm các thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên cám… vào chế độ ăn uống để giảm tình trạng táo bón. Khi táo bón được cải thiện, nguy cơ bị trĩ cũng sẽ giảm đi.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước hàng ngày cũng giúp làm mềm phân, giảm áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm gây táo bón, kích thích hậu môn: Bạn nên tránh các thực phẩm cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm chứa các chất kích thích vì chúng thường gây ra tình trạng khó tiêu và làm tăng nguy cơ táo bón.
  • Ăn uống khoa học, điều độ: Nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá nhiều hoặc ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất béo, vì nó có thể gây tăng cân, béo phì và ảnh hưởng đến các tĩnh mạch hậu môn.
  • Vận động nhẹ nhàng khi có thể: Nếu đặc thù công việc của bạn phải ngồi hoặc đứng qua lâu khi làm việc thì bạn nên tranh thủ vận động nhẹ nhàng, tránh giữ một tư thế cố định trong thời gian dài.
  • Không nhịn đi đại tiện: Không nên trì hoãn việc đại tiện vì điều này có thể làm tăng nguy cơ táo bón.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày: Tập thể dục thể thao với cường độ nhẹ hàng ngày có thể giúp hỗ trợ lưu thông máu và giúp các cơ ở hậu môn dẻo dai hơn.
  • Hạn chế mang vác vật nặng: Thực hiện các hoạt động gắng sức hoặc tập thể dục cường độ cao có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh.

Trĩ huyết khối có thể không nguy hiểm tuy nhiên bệnh có thể tái phát hoặc nặng lên nếu bạn điều trị sai cách. Với tình trạng bệnh nhẹ bạn có thể được điều trị tại nhà, tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mình bị chảy máu ở búi trĩ nhiều, đau đớn ở vùng hậu môn, sốt cao… thì hãy đến gặp bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang nặng lên. Nếu chậm đến bệnh viện, huyết khối trong búi trĩ có thể bị vỡ ra và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.