Trĩ chảy máu có nguy hiểm không, phòng ngừa và điều trị như thế nào?

Trĩ chảy máu là triệu chứng thường gặp ở người bị trĩ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo búi trĩ bị tổn thương hoặc kích thích. Theo các chuyên gia, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy bị trĩ chảy máu phải làm sao? Theo dõi bài viết ngay sau đây để có đáp án chi tiết nhất.

Trĩ chảy máu là gì? Dấu hiệu nhận biết

Trĩ là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, nó xảy ra khi các tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng bị co giãn quá mức do áp lực từ các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ như thói quen ngồi nhiều, do béo phì hoặc do rặn quá mức khi bị táo bón hoặc tiêu chảy…  Tùy vào vị trí xuất hiện mà bệnh trĩ có thể được phân thành 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp.

Trĩ chảy máu là tình trạng búi trĩ bị vỡ do các yếu tố như vận động mạnh, táo bón hoặc chỉ đơn giản do đại tiện thông thường.

Trĩ chảy máu là tình trạng thường gặp ở người bệnh trĩ
Trĩ chảy máu là tình trạng thường gặp ở người bệnh trĩ

Khi bị vỡ búi trĩ chảy máu, ban đầu, người bệnh khó phát hiện được tình trạng của mình vì lúc này máu chảy với lượng ít và trĩ chảy máu không đau. Càng về sau, tình trạng này sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh sẽ bị trĩ ra máu nhiều, máu chảy nhỏ giọt hoặc thành tia. Tình trạng chảy máu liên tục có thể xảy ra khi bệnh nhân đứng, ngồi xổm hoặc đi lại bình thường. Lúc này, người bệnh có thể cảm thấy hậu môn bị đau rát.

Ngoài triệu chứng chảy máu, người bệnh còn thấy vùng hậu môn có một số dấu hiệu dưới đây:

  • Xung quanh vùng hậu môn bị ngứa ngáy khó chịu.
  • Nếu là trĩ ngoại, người bệnh có thể nhận thấy búi trĩ đang bị sưng lên.
  • Vùng da xung quanh hậu môn nhạy cảm hơn, người bệnh có thể đau hậu môn khi bị bệnh trĩ chảy máu nhiều.

Nguyên nhân gây trĩ chảy máu

Trĩ chảy máu xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch dưới hậu môn bị co giãn quá mức và vỡ ra. Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này là táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, rặn mạnh khi đi vệ sinh…

Ngoài những nguyên nhân dễ thấy đã kể trên, bệnh có thể xảy ra do những nguyên nhân sâu xa dưới đây:

  • Do chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn ít chất xơ và nhiều đồ chiên rán, cay nóng.
  • Thừa cân, béo phì, mang thai hoặc rặn nhiều khi sinh con.
  • Đi đại tiện trong thời gian dài do thói quen xem điện thoại trong nhà vệ sinh.
  • Làm việc trong môi trường phải ngồi cả ngày hoặc đứng cả ngày.
  • Do mang vác nặng hoặc thường xuyên vận động mạnh
  • Tuổi tác cao cũng là nguyên nhân gây trĩ chảy máu. Khi về già, hệ thống tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn có thể bị suy yếu và căng ra. Đây là lý do vì sao người cao tuổi dễ gặp tình trạng này hơn các đối tượng khác.

Trĩ chảy máu có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Thông thường tình trạng rách búi trĩ chảy máu thường không nguy hiểm, nó chỉ khiến người bệnh bị đau rát, khó chịu. Trĩ chảy máu tươi có thể thuyên giảm nếu người bệnh phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu người bệnh không để ý đến triệu chứng trĩ chảy máu và để nó kéo dài thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm với cơ thể như:

  • Trĩ huyết khối: Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông hình thành trong búi trĩ. Trĩ huyết khối có thể gây đau đớn ở vùng xung quanh hậu môn, gây nhiễm trùng sau khi vỡ và mất máu nghiêm trọng…
  • Thiếu máu: Bệnh trĩ chảy máu nhiều có thể khiến người bệnh bị thiếu máu mãn tính. Điều này khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, choáng váng.
  • Trĩ nghẹt (hay còn gọi là sa nghẹt búi trĩ): Nếu lượng máu cung cấp đến búi trĩ bị gián đoạn, nó có thể khiến búi trĩ bị sa nghẹt và dẫn đến hoại tử mô, khiến người bệnh đau đớn.
  • Nhiễm trùng: Trĩ chảy máu kéo dài có thể gây viêm nhiễm xung quanh hậu môn. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể gây áp xe hậu môn, thậm chí là nhiễm trùng máu.

Nhiều người thường e ngại khi bị trĩ do vậy chỉ đi khám khi thấy triệu chứng của bệnh nặng lên. Tuy nhiên điều này không chỉ gây khó khăn trong quá trình điều trị mà còn khiến người bệnh gặp những biến chứng nguy hiểm.

Táo bón thường xuyên là nguyên nhân gây trĩ chảy máu
Táo bón thường xuyên là nguyên nhân gây trĩ chảy máu

Gợi ý những cách điều trị trĩ chảy máu hiệu quả

Khi bị trĩ chảy máu, tùy vào mức độ của bệnh mà bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau như mẹo chăm sóc trĩ đúng cách tại nhà, mẹo dân gian, biện pháp Đông y, biện pháp Tây y…

Cách chăm sóc tại nhà

Nếu bạn chỉ bị trĩ chảy máu ở mức độ nhẹ, lượng máu chảy ít và các triệu chứng của bệnh không quá nghiêm trọng thì sau khi sơ cứu, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị trĩ chảy máu tại nhà. Theo đó, người bệnh có thể áp dụng những cách đơn giản dưới đây:

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Khi búi trĩ bị vỡ chảy máu, vùng da xung quanh hậu môn dễ bị nhiễm trùng. Do vậy, bạn nên vệ sinh vùng da này sạch sẽ để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
  • Chườm lạnh: Bạn có thể sử dụng khăn lạnh để đắp trực tiếp lên vùng hậu môn nhằm giảm tình trạng trĩ bị sưng viêm. Chườm lạnh cũng giúp giảm đau và hạn chế tình trạng của bệnh. Bạn nên chườm lạnh 10 phút mỗi lần và nên thực hiện 2 – 3 lần/ngày để cảm nhận hiệu quả.
  • Ngâm nước ấm: Ngâm rửa vùng hậu môn bằng nước ấm có thể làm giảm viêm, giảm đau và giúp búi trĩ co lại.

Mẹo dân gian áp dụng tại nhà

Ngoài các biện pháp chăm sóc tại nhà, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp dân gian để khi bị trĩ chảy máu nhẹ. Hiệu quả của các phương pháp dân gian thường chậm nên người bệnh thường phải kiên trì khi áp dụng. Thêm vào đó, nếu sau 1 tuần áp dụng các mẹo dân gian mà tình trạng trĩ chảy máu không cải thiện thì bạn nên đến gặp bác sĩ, chuyên gia để được thăm khám.

  • Lá trầu không: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh nên nó giúp kháng viêm, khử trùng vết thương hiệu quả. Khi sử dụng trầu không, nó sẽ giúp giảm sưng búi trĩ, giảm đau rát hậu môn, cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Bạn có thể dùng lá trầu không đun với một chút muối để xông hơi vùng hậu môn.
  • Lá diếp cá: Theo Đông y, diếp cá có tính mát nên nó thường được sử dụng để điều trị táo bón, mụn nhọt, bệnh trĩ… Còn theo y học hiện đại, loại rau này có chứa các hoạt chất tương tự như kháng sinh. Ngoài ra quercetin trong rau diếp cá còn có thể bảo vệ thành mạch hiệu quả. Để dùng diếp cá khi bị trĩ chảy máu, bạn có thể uống nước ép diếp cá hoặc dùng diếp cá xay nhuyễn đắp lên vùng hậu môn
  • Quả sung: Nguyên nhân thường gặp nhất khiến trĩ bị chảy máu là rách búi trĩ do táo bón. Ăn sung hàng ngày có thể giảm táo bón, do đó nó có giảm tình trạng chảy máu trĩ.
Ăn sung giúp giảm táo bón, từ đó giúp giảm nguy cơ bị trĩ
Ăn sung giúp giảm táo bón, từ đó giúp giảm nguy cơ bị trĩ

Đông y điều trị

Sử dụng các bài thuốc Đông y là phương pháp nhiều người lựa chọn để điều trị trĩ chảy máu. Phương pháp này sử dụng các loại thảo dược lành tính nên nó có thể dùng để trị bệnh trĩ cho nhiều đối tượng. Ngoài ra, Đông y cũng tác động trực  tiếp vào căn nguyên gây bệnh, từ đó hạn chế bệnh tái phát. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là hiệu quả chậm và người bệnh phải tốn nhiều thời gian sắc thuốc.

Hai bài thuốc Đông y thường được dùng để trị trĩ chảy máu:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị kim ngân hoa, kinh giới mỗi loại 16g, chi tử 12g, hoa hòe, mẫu đơn, hoa cúc… với lượng vừa phải. Rửa sạch các nguyên liệu trên và cho ấm 6 bát nước để sắc thuốc. Khi nước cạn còn 3 bát thì nên tắt bếp, lấy thuốc ra và chia thành 3 phần, uống sau ăn 1 tiếng.
  • Bài thuốc 2: Dùng sinh địa và mẫu đơn mỗi loại 12g, hoa hòe, đào nhân mỗi loại 8g, địa hoàng 4g, hắc chi ma, bá tử nhân, hoa hòe, đào nhân (gia giảm liều lượng vừa phải tùy vào tình trạng bệnh)… Cho tất cả các nguyên liệu trên vào sắc với 6 bát nước, sắc đến khi cạn còn 3 lít nước thì dừng lại. Chia thuốc đều thành 3 lần và uống sau ăn khoảng 1 tiếng.

Tây y

Nếu bạn bị trĩ chảy máu mức độ nặng hoặc đã áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm thì nên tìm đến các biện pháp điều trị Tây y. Tùy thuộc vào loại trĩ, mức độ của bệnh, bạn có thể được bác sĩ chỉ định một số phương pháp điều trị phù hợp như:

Sử dụng các loại thuốc

Chảy máu trĩ uống thuốc gì? Các loại thuốc được dùng để điều trị trĩ chảy máu có thể có nhiều dạng khác nhau như kem bôi, thuốc uống, thuốc đặt. Có thể kể đến như kem bôi trĩ Pandora, kem bôi trĩ Titanoreine, viên đặt Avenocs, hoặc một số sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Những loại thuốc này có tác dụng cầm máu, ngăn ngừa sa búi chỉ, cải thiện khí huyết và hỗ trợ hoạt động của các tĩnh mạch hậu môn.

Các biện pháp ngoại khoa khác

Nếu bị trĩ chảy máu giai đoạn nặng, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân áp dụng các biện pháp ngoại khoa để thu nhỏ kích thước búi trĩ hoặc loại bỏ trĩ. Người bệnh có thể được chỉ định tiêm xơ búi trĩ, thắt dây cao su, sử dụng tia laser và phẫu thuật cắt trĩ.

  • Tiêm xơ búi trĩ: Khi áp dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm một loại thuốc vào búi trĩ. Sau 2 – 3 ngày tiêm thuốc, búi trĩ có thể teo lại và rơi ra. Tuy nhiên tiêm xơ búi trĩ không giúp trị bệnh triệt để, người bệnh vẫn có thể bị tái phát trĩ sau một khoảng thời gian.
  • Thắt búi trĩ bằng dây cao su: Biện pháp này giúp ngăn máu lưu thông đến các búi trĩ từ đó giúp búi trĩ bị co lại và rơi ra. Thắt búi trĩ thường được áp dụng cho những người bị trĩ độ 1 và độ 2.
  • Dùng tia laser: Bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ dùng tia laser CO2 hoặc tia laser ND để loại bỏ trĩ độ 2 và độ 3. Năng lượng từ các tia laser sẽ phá hủy các mạch máu ở búi trĩ từ đó làm búi trĩ bị co lại. Phương pháp này giúp giảm biến chứng và ít gây đau đớn cho bệnh nhân sau khi hậu phẫu. Tuy nhiên, chi phí thực hiện phương pháp này khá cao, do vậy bạn nên cân đối tài chính trước khi lựa chọn.
  • Phẫu thuật cắt trĩ: Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp bị trĩ tái phát hoặc trĩ chảy máu nhiều khi tất cả các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả.
Phẫu thuật cắt trĩ thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị trĩ nặng
Phẫu thuật cắt trĩ thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị trĩ nặng

Cách phòng ngừa trĩ chảy máu

Cách tốt nhất để ngăn ngừa trĩ chảy máu là thực hiện các biện pháp nhằm giảm áp lực lên các búi trĩ. Để phòng ngừa trĩ chảy máu và giúp quá trình điều trị tình trạng trên hiệu quả hơn, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây.

  • Không nhịn đi vệ sinh: Nhịn đi vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ táo bón. Táo bón thường xuyên có thể làm tăng áp lực lên búi trĩ và khiến chúng bị chảy máu.
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và làm việc: Bạn nên vận động nhẹ nhàng và thay đổi tư thế thường xuyên sau 20 – 30 phút để thúc đẩy quá trình lưu thông máu và giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.
  • Lựa chọn quần áo phù hợp: Tốt nhất nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát tránh mặc quần áo chật vì có thể cọ xát vào búi trĩ và khiến tình trạng trĩ chảy máu nặng hơn.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Bị trĩ chảy máu nên ăn gì? Người bệnh nên ăn nhiều rau, củ, quả để cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể nhằm hạn chế tình trạng táo bón. Đồng thời hạn chế ăn thực phẩm nhiều muối như thịt hộp, thịt hun khói, phô mai …
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Người bệnh trĩ nên uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để bổ sung đủ nước cho cơ thể. Ngoài nước lọc, người bệnh cũng có thể uống nước ép trái cây, nước ép rau củ, nước dừa…
  • Tránh mang vác vật nặng hoặc vận động mạnh: Những hoạt động này có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và kích thích các búi trĩ.
  • Tập thể dục thể thao điều độ: Người bị bệnh nên tập luyện thể thao điều độ để ngăn ngừa táo bón và giảm cân. Để giảm áp lực lên búi trĩ, bạn nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng.

Trĩ chảy máu có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe do vậy bạn không nên chủ quan. Khi bị trĩ chảy máu tươi, bạn nên theo dõi tình trạng này cẩn thận. Nếu đã thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt mà tình trạng chảy máu vẫn tiếp diễn thì sau một tuần, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng thường gặp ở người bệnh trĩ ngoại
Chuyên gia hướng dẫn cách khắc phục trĩ ngoại tắc mạch hiệu quả
Trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng thường gặp ở người bệnh trĩ ngoại không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách. Tình trạng này không…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.