Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên những năm gần đây, số người mắc bệnh này có xu hướng trẻ hóa, gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh thoái hóa xương khớp.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa, tổn thương ở các vị trí khớp, quanh khớp và nhất là sụn khớp.

Bình thường, sụn khớp trơn láng, nguyên vẹn giúp các đầu xương tại khớp hoạt động trơn tru. Khi bị thoái hóa xương khớp, lớp sụn này bị bào mòn trở nên mỏng đi, xù xì. Theo thời gian, chúng dần thay đổi cấu trúc và hình dạng, thậm chí mất đi hoàn toàn, trơ mỗi đầu xương. Lúc này, các đầu xương cọ xát vào nhau khiến người liệt vĩnh viễn.

Vị trí xảy ra thoái hóa khớp

Thoái hóa xương khớp có thể xảy ra ở mọi vị trí khớp. Tuy nhiên bệnh xảy ra phổ biến nhất ở những vị trí sau:

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là trường hợp phổ biến nhất của bệnh thoái hóa xương khớp. Bởi khớp gối thường xuyên phải chịu trọng lực lớn để giữ vững cơ thể và di chuyển.

Vị trí hay xảy ra thoái hóa khớp nhất là ở đầu gối
Vị trí hay xảy ra thoái hóa khớp nhất là ở đầu gối

Người bệnh sẽ cảm thấy đau ở phía trước hoặc ngay cạnh đầu gối. Khớp yếu đi khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình vận động như ngồi xổm, đứng dậy, leo cầu thang… Bước vào giai đoạn nặng, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng tê nhức chân, bị biến dạng đầu gối.

Thoái hóa khớp háng

Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên háng của người bệnh. Triệu chứng điển hình là đau nhức dữ dội từ bên trong hoặc đau ở bên cạnh, phía trước đùi. Nếu bị nặng có thể lan xuống các bộ phận như mông hoặc đầu gối.

Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

Dạng thoái hóa này ảnh hưởng đến các khớp, đốt ngón ngay. Từ đó, tạo ra các đốt cứng, gồ ghề thậm chí là cong nhẹ. Người bệnh sẽ cảm thấy sưng đau ở các khớp trong giai đoạn đầu. Bước sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ thấy đau nhức dữ dội, khó khăn trong việc cầm nắm. Do các khớp xương bị cọ xát nên bàn tay sẽ có hiện tượng cứng lại phát ra cả tiếng răng rắc khi vận động.

Thoái hóa cột sống lưng, cổ

Thoái hóa ở cột sống thắt lưng gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh tọa. Người bệnh không chỉ cảm thấy đau nhức mạnh ở cột sống mà còn lan xuống đùi hoặc khớp gối.

Ban đầu người bệnh sẽ chỉ thấy đau mỏi bình thường. Sau đó, cơn đau sẽ tăng dần, nhất là khi người bệnh khiêng, vác vật nặng.

Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng co cứng các khớp cổ. Người bệnh sẽ thấy đau mỏi ở phía sau gáy rồi lan xuống cánh tay hoặc các đốt ngón tay. Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc xoay hoặc cúi đầu.

Thoái hóa khớp bàn chân, ngón chân

Đây là tình trạng đau nhức ở vùng gốc ngón chân cái và các khớp ngón chân. Các ngón chân bị cứng lại hoặc bị cong vẹo lan xuống cả bàn chân. Từ đó gây đau đớn, khó khăn trong việc đi lại.

Triệu chứng thoái hóa xương khớp

Các triệu chứng của thoái hóa khớp thường khá đa dạng và tiến triển nặng dần theo thời gian.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức mức độ nhẹ tại các khớp. Cơn đau thường xảy ra khi người bệnh lao động, khuân vác nặng hoặc tập thể dục cường độ cao. Nếu nghỉ ngơi sẽ thấy các triệu chứng giảm dần.

Theo thời gian, thoái hóa sụn khớp tiến triển nặng hơn. Quá trình lão hóa ở sụn, khớp cũng gia tăng. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu ngay cả khi không vận động. Các khớp bị sưng viêm, bào mòn dần trơ mỗi đầu xương. Khi đó, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng cứng khớp, đau đớn bất cứ lúc nào.

Trường hợp nặng, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lạo xạo hoặc răng rắc khi vận động. Khó khăn trong việc cúi người, xoay cổ hoặc đi lại. Do lúc này, lớp sụn xương đã mất khiến các khớp bị cọ xát với nhau.

Ngoài ra, bệnh còn biểu hiện bằng các triệu chứng như sưng nóng các khớp, biến dạng hoặc lệch trục khớp…

Nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp

Thoái hóa khớp xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng điển hình nhất vẫn là những nguyên nhân sau:

Tuổi tác

Thoái hóa khớp thường xảy ra ở những người từ 40 tuổi trở lên. Người có tuổi càng cao, khả năng mắc bệnh càng lớn. Nguyên nhân là do tuổi càng cao, chức năng sản sinh, tái tạo các tế bào sụn xương càng giảm. Cơ thể không tiết ra dịch nhầy bôi trơn cho các khớp khiến chúng trở nên khô cứng. Theo thời gian, khớp bị bào mòn làm cho giữa các khớp xương bị ma sát. Từ đó gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Béo phì

Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa xương khớp nhất là ở đầu gối. Bởi đầu gối có vai trò giữ vững cơ thể để di chuyển và hoạt động. Béo phì khiến đầu gối phải chịu một áp lực lớn lâu ngày gây ra tình trạng thoái hóa ở khớp đầu gối. Xương đầu gối bị sưng cứng khiến người bệnh khó khăn khi vận động.

Sai tư thế khi sinh hoạt, lao động

Những người làm công việc văn phòng hay công nhân khuân vác thường có nguy cơ mắc bệnh cao. Bởi những người này thường xuyên làm việc ở một tư thế nhất định, ít thay đổi khiến khớp bị tổn thương.

Những người làm văn phòng thường xuyên ngồi lâu một chỗ dễ bị thoái hóa khớp
Những người làm văn phòng thường xuyên ngồi lâu một chỗ dễ bị thoái hóa khớp

Những người thường xuyên nằm ở một tư thế khi đi ngủ hoặc gối đầu quá cao cũng khả năng bị bệnh. Người trẻ là những đối tượng phổ biến dễ gặp phải tình trạng này.

Sai tư thế tạo áp lực lớn cho sụn khớp và vùng quanh khớp. Từ đó khiến các sụn dần yếu đi bị bào mòn và dễ biến mất hoàn toàn.

Di truyền

Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc các bệnh thoái hóa xương khớp thì nguy cơ bị di truyền bệnh là khá cao.

Tập thể dục, thể thao quá độ

Các bộ môn như bóng đá, tennis, nhảy xa tuy giúp cơ thể dẻo dai nhưng lại tạo ra sức ép lớn cho xương khớp. Chúng có khả năng gây ra chấn thương lớn ảnh hưởng đến khớp như: Giãn dây chằng, trật khớp… Những chấn thương này dễ khiến quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn.

Các nguyên nhân khác

Người có tiền sử mắc các bệnh tiểu đường, gút, loãng xương…có khả năng gây ra thoái hóa xương khớp

Cách điều trị thoái hóa khớp hiệu quả

Khi thấy bản thân có dấu hiệu của thoái hóa khớp, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và chữa trị sớm nhất. Tùy theo tình trạng bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoái hóa xương khớp cho thấy hiệu quả cao như:

Sử dụng thuốc Tây điều trị thoái hóa xương khớp

Các loại thuốc Tây y thường được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị thoái hóa ở mức độ nặng. Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả.

  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc như: Ibuprofen, Naproxen. Chúng có khả năng chống sưng viêm tại các sụn xương và giảm đau hiệu quả
  • Các loại thuốc giảm đau: Trường hợp người bệnh cảm thấy đau dữ dội, dai dẳng có thể sử dụng thuốc Acetaminophen, Paracetamol. Các loại này có thể giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên chúng lại gây một số tác dụng phụ cho người bệnh.
Thuốc Acetaminophen có công dụng giảm đau do sưng viêm ở các khớp và sụn khớp
Thuốc Acetaminophen có công dụng giảm đau do sưng viêm ở các khớp và sụn khớp
  • Thuốc giảm đau nhóm Opioid: Cũng được sử dụng khi người bệnh bị đau do sưng, viêm, các khớp xương bị khô cứng, cọ xát.
  • Glucosamin sulfat: Loại thuốc này có tác dụng kích thích mô sụn phát triển, tái tạo lại tế bào sụn đã tổn thương. Ngoài ra, chúng ngăn ngừa các enzym phá hủy các mô sụn và sản xuất dịch bôi trơn sụn khớp. Từ đó làm giảm cơ cứng xương sụn giúp người bệnh hoạt động bình thường.
  • Chondroitin sulfat: Chất này có khả năng kích thích quá trình tái tạo và sản sinh các tế bào sụn. Từ đó bảo vệ các khớp và xương sụn khỏi bị cứng, rạn nứt.

Lưu ý: Người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Không nên tự ý thay đổi liều lượng thuốc để tránh phản tác dụng.

Chữa thoái hóa khớp bằng vật lý trị liệu

Trường hợp người bệnh bị thoái hóa xương khớp mức độ nhẹ nên áp dụng phương pháp vật lý trị liệu. Phương pháp này có công dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này phát huy tác dụng khá chậm nên cần sử dụng đều đặn thường xuyên.

Các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa xương khớp người bệnh có thể thực hiện như:

  • Sử dụng nhiệt hoặc điện trị liệu: Nhờ nhiệt hoặc dòng điện làm giảm đau do thoái hóa gây ra. Đồng thời làm giãn mạch máu, giảm căng thẳng cho hệ thần kinh.
  • Xoa bóp: Phương pháp này có tác dụng lưu thông mạch máu, vận chuyển máu đến các sụn bị tổn thương. Từ đó tăng khả năng sản sinh và tái tạo các mô sụn.
  • Nẹp khớp: Giúp cố định lại phần khớp bị tổn thương, bị vẹo hoặc lệch vị trí. Từ đó giúp người bệnh giảm đau do sưng, viêm, hồi phục lại vị trí ban đầu.

Để tăng cường hiệu quả của phương pháp này, người bệnh nên hạn chế vận động. Đồng thời nghỉ ngơi điều độ sẽ tăng khả năng khỏi bệnh nhanh chóng.

Phương pháp phẫu thuật

Người bệnh được chỉ định phẫu thuật thoái hóa xương khớp trong các trường hợp sau:

  • Khi áp dụng các phương pháp khác không cho thấy hiệu quả. Người bệnh vẫn bị đau nhức tái phát.
  • Người bệnh bị thoái hóa xương khớp ở mức độ nặng như biến dạng khớp, không cử động được các khớp.
  • Thoái hóa khớp kèm theo viêm bao hoạt dịch

Nếu bị một trong các trường hợp này, người bệnh sẽ được phẫu thuật bằng phương pháp như:

  • Mổ nội soi khớp
  • Cấy ghép tế bào sụn
  • Mổ thay khớp

Phương pháp phẫu thuật sẽ giúp người bệnh chỉnh lại vị trí khớp xương, cải thiện tình trạng đau nhức. Đồng thời kích thích sản sinh tế bào mô sụn làm cho các khớp hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này ẩn chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì thế, người bệnh nên tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi thực hiện.

Đông y điều trị thoái hóa đa khớp

Đông y là một trong những phương pháp được nhiều người tin dùng để trị thoái hóa đa khớp. Nhờ sử dụng những thảo dược thiên nhiên nên Đông y rất an toàn cho người bệnh.

Một số bài thuốc trị thoái hóa xương khớp bằng Đông y được áp dụng phổ biến như:

Bài thuốc số 1

Chuẩn bị

  • 4g tế tân (kim bồn thảo), 4g quế chi và 4g cam thảo.
  • Rễ tần giao, xuyên khung (hương thảo) mỗi loại 8g; bạch thược, phòng phong (bỉnh phong), phục linh mỗi vị 10g.
  • Đỗ trọng, độc hoạt, sinh địa (tên gọi khác cây địa hoàng), đảng sâm, cây cỏ xước và đương quy mỗi vị 12g.

Cách thực hiện

  • Đem sắc các nguyên liệu dưới lửa nhỏ trong khoảng 30 phút.
  • Khi sử dụng, chắt bỏ bã lấy nước uống.
  • Người bệnh nên uống từ 1-2 lần mỗi ngày để giảm đau, chống viêm hiệu quả.

Bài thuốc này có công dụng thông kinh, trừ hàn làm giảm sưng viêm ở đầu gối rất hữu hiệu.

Đông y là một trong những phương pháp điều trị thoái hóa xương khớp an toàn mà lại hiệu quả
Đông y là một trong những phương pháp điều trị thoái hóa xương khớp an toàn mà lại hiệu quả

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị

  • 16g các loại nguyên liệu: Thổ phục linh (dây khum) và cỏ xước.
  • 12g các loại thảo dược: Hà thủ ô, trinh nữ, sinh địa.
  • Kết hợp cùng 10g thiên niên kiện, 10g lá lốt và 8g quế chi.

Cách thực hiện

  • Đem sắc các nguyên liệu với 1,5 lít nước.
  • Sau khi đun xong bỏ bã lấy nước uống.
  • Để thấy hiệu quả, người bệnh nên thực hiện thường xuyên, liên tục.

Người bệnh bị đau, cứng ở khớp đầu gối nên sử dụng bài thuốc này. Chúng có khả năng giảm đau hiệu quả, đồng thời hỗ trợ quá trình lưu thông mạch máu.

Bài thuốc số 3

Chuẩn bị

  • 24g các loại thảo dược hà thủ ô, mẫu đơn trắng.
  • Kết hợp cùng 9g các nguyên liệu: Cương tằm, bán hạ, thiên ma.
  • Cùng với 20g gai móc câu, 15g bạch phục linh, đan sâm 30g.

Cách thực hiện

  • Đen sắc các nguyên liệu thành thuốc trong vòng 30 phút.
  • Mỗi ngày uống từ 1-2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tác dụng của bài thuốc này là để điều trị chứng đau sau gáy, thoái hóa đốt sống cổ. Từ đó giúp người bệnh giảm đau, khó chịu khi xoay cổ hoặc cúi đầu…

Mẹo dân gian trị thoái hóa khớp

Ngoài Tây y và Đông y, nhiều người đã sử dụng những mẹo dân gian để điều trị thoái hóa xương khớp. Những mẹo này thường dùng những nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà, dễ thực hiện nhưng vẫn mang lại hiệu quả.

Bạn đọc có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa thoái hóa khớp sau:

Sử dụng lá lốt

Người bị thoái hóa đầu gối có thể áp dụng bài thuốc từ lá lốt để trị khỏi bệnh. Lá lốt sẽ cải thiện tình trạng sưng viêm ở khớp gối cho người bệnh. Từ đó giúp bệnh nhân giảm đau đớn, khó chịu trong quá trình di chuyển, vận động.

Lá lốt có khả năng cải thiện tình trạng sưng viêm ở khớp gối của người bệnh
Lá lốt có khả năng cải thiện tình trạng sưng viêm ở khớp gối của người bệnh

Chuẩn bị: Lá lốt 200g, 2 lít nước

Cách thực hiện:

  • Ngâm lá lốt với nước muối loãng trong vòng 15 phút rồi rửa sạch
  • Cho lá lốt vào nồi cùng 2 lít nước, đun trong khoảng 10 phút
  • Cuối cùng, chắt bỏ bã lấy nước uống

Người bệnh nên uống nước lá lốt mỗi ngày 3 lần. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng để cải thiện tình trạng thoái hóa đầu gối.

Dùng ngải cứu để chữa thoái hóa sụn khớp

Ngải cứu là loại cây nổi tiếng có công dụng điều trị các bệnh về xương khớp. Ngải cứu có khả năng kháng khuẩn, giảm đau cho người bệnh vô cùng hiệu quả. Người bệnh bị thoái hóa khớp cột sống nên sử dụng bài thuốc này.

Chuẩn bị: 300g lá ngải cứu, muối trắng hạt to

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch ngải cứu để ráo nước
  • Sao vàng ngải cứu trên chảo cùng với muối
  • Để hỗn hợp lá ngải cứu và muối đắp lên những nơi bị đau nhức

Mỗi ngày, người bệnh nên đắp bài thuốc này từ 1-2 lần để giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh.

Trị thoái hóa sụn khớp bằng cây xương rồng

Xương rồng có công dụng giảm đau, trị các bệnh thoái hóa xương khớp rất hữu hiệu. Không chỉ vậy xương rồng còn có khả năng thanh nhiệt, giải độc cho người bệnh. Trường hợp bị thoái hóa khớp đốt sống cổ có thể áp dụng bài thuốc dưới đây:

Chuẩn bị: 2-3 lá xương rồng, nước muối

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch xương rồng rồi cắt bỏ hết phần gai đi
  • Ngâm xương rồng với nước muối khoảng 5 phút rồi vớt ra
  • Nướng đều 2 mặt lá xương rồng trực tiếp trên bếp than hoặc bếp ga (lửa nhỏ)
  • Sau đó, áp phần lá đã nướng vào vị trí đốt sống cổ.

Mỗi ngày đắp bài thuốc trên 1 lần sử dụng liên tục trong vòng 15 ngày. Từ đó cải thiện triệu chứng đau dữ dội do sưng viêm khớp gây ra.

Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp, người bệnh nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của mình bằng những cách sau:

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin D, omega 3 và rau xanh, hoa quả…
  • Hạn chế các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Bởi chúng dễ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Tránh xa các loại đồ uống có cồn, gas, chất kích thích. Ví dụ như bia, rượu, trà, cà phê, pepsi, coca.
  • Tránh vận động mạnh, tập thể dục thể thao vừa sức. Người bệnh có thể tập luyện các môn như bơi lội, đạp xe, yoga…
  • Hạn chế ngồi một tư thế quá lâu khi làm việc để giảm nguy cơ thoái hóa xương khớp
  • Hạn chế mang vác hay khiêng vật nặng thường xuyên
  • Nghỉ ngơi điều độ, hợp lý
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để nắm bắt tình trạng bệnh

Tóm lại, thoái hóa khớp là một bệnh lý có thể xuất hiện ở cả người già lẫn người trẻ. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn tới tàn phế suốt đời. Do đó, ngay khi phát hiện triệu chứng, người bệnh nên chủ động tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị cụ thể.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị thoái hóa khớp
Bị thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh nhất?
Chế độ ăn uống không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn tăng hiệu quả điều trị bệnh. Do đó, nhiều người đã đặt ra câu hỏi…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.