Người bị gai cột sống kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi nhất

Bị gai cột sống kiêng ăn gì là thắc mắc chung của rất nhiều người. Bởi một chế độ dinh dưỡng tốt không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn tăng khả năng điều trị bệnh. Vậy người bị gai cột sống nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm nào?.

Gai cột sống kiêng ăn gì?

Gai cột sống là tình trạng hình thành các gai xương ở phía trước hoặc hai bên cột sống. Những gai xương này khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, tê bì ở cổ và thắt lưng thường xuyên. Nếu để bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng xấu khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh.

Khi bị gai cột sống, ngoài việc tuân thủ quy trình điều trị, người bệnh cũng được khuyên bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bởi chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp cải thiện tốc độ khỏi bệnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, nhiều người đã đặt ra câu hỏi gai cột sống kiêng ăn gì và nên ăn gì để tốt cho sức khỏe.

Người bị gai cột sống nên hạn chế sử dụng thịt đỏ

Thịt đỏ là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, các khoáng chất và axit amin tốt cho cơ thể. Chúng giúp cải thiện cơ bắp, nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa tình trạng suy nhược, mệt mỏi. Tuy nhiên đây là loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu cho những người bị gai cột sống.

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn… có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Chúng là gia tăng tình trạng sưng viêm cho xương khớp, kích thích các cơn đau nhức ở cổ hoặc thắt lưng. Nồng độ axit uric cao còn giúp cho gai xương phát triển nhanh chóng gây đau đớn cho người bệnh.

Thịt đỏ gia tăng tình trạng đau nhức do gai cột sống
Thịt đỏ gia tăng tình trạng đau nhức do gai cột sống

Khi nấu chín, thịt đỏ sẽ sản sinh ra thành phần hydrocacbon gây sưng viêm cho khớp và xương cột sống. Bên cạnh đó, chúng còn chứa hàm lượng chất đạm cao. Sử dụng quá nhiều sẽ tạo ra nguy cơ mắc bệnh gout.

Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng thịt đỏ trong bữa ăn hằng ngày của mình. Có thể thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt trắng như thịt gà, thịt ếch…

Gai cột sống kiêng ăn gì? Các thực phẩm nhiều dầu mỡ

Bệnh nhân bị gai cột sống không nên ăn gì? Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ nên kiêng khi bị gai cột sống. Các loại thực phẩm này chứa hàm lượng cholesterol khá cao. Chúng không chỉ ảnh hưởng xấu cho tim mạch mà còn không tốt cho hệ xương khớp. Nếu hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao sẽ thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của các gai xương.

Sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh xương khớp mãn tính. Do khi tiêu hóa những thực phẩm này sẽ sản sinh ra các axit béo bão hòa. Chúng sẽ lắng đọng lại ở các mô sụn và đĩa đệm gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa. Theo thời gian, các sụn khớp bị xơ hóa, bào mòn và suy yếu dần. Từ đó dẫn đến các bệnh về xương khớp bao gồm cả gai cột sống.

Người bệnh nên kiêng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh… Khi chế biến món ăn, bạn đọc cũng nên giảm lượng dầu mỡ để giảm thiểu nguy cơ bị gai cột sống.

Hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều muối, đường

Muối và đường là hai loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, người bệnh bị gai cột sống cần hạn chế sử dụng hai loại gia vị này.

Muối sẽ làm tăng quá trình đào thải ở người bệnh gây hao hụt một lượng lớn canxi. Lượng canxi bị mất sẽ làm cho xương yếu dần đi, dễ bị thoái hóa. Từ đó gây ra các bệnh xương khớp mãn tính và gai cột sống.

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh quy, bánh kem, nước ngọt… sẽ làm người bệnh dễ bị béo phì. Tình trạng thừa cân sẽ làm tăng áp lực lên cột sống để giữ vững thăng bằng cho cơ thể. Lâu dần, chúng sẽ gây tổn thương cho cột sống dẫn đến hiện tượng mọc ra các gai xương. Những gai xương này có thể chèn vào dây thần kinh của người bệnh gây đau nhức, thậm chí là bại liệt chân tay.

Người bị gai cột sống nên kiêng đồ ăn có nhiều đường
Người bị gai cột sống nên kiêng đồ ăn có nhiều đường

Vì vậy, người bệnh nên điều chỉnh lượng muối và đường vừa phải để tránh khả năng bị gai cột sống.

Gai cột sống kiêng ăn gì? Thực phẩm chế biến sẵn

Người bị gai cột sống kiêng ăn gì? Đáp án là những thực phẩm chế biến sẵn. Chúng ta không thể phủ nhận những hữu ích mà thực phẩm chế biến sẵn mang lại. Cụ thể như sự tiện lợi, nhanh chóng, giá cả phải chăng, đa dạng chủng loại. Tuy nhiên chúng lại gây những tác hại xấu cho người mắc bệnh gai cột sống.

Sử dụng thường xuyên những thực phẩm chế biến sẵn sẽ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Đây lại chính là nguyên nhân hình thành nên các gai xương ở cột sống. Không chỉ vậy, các thực phẩm chế biến sẵn còn làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể làm xương yếu dần đi. Ngoài ra, các chất phụ gia, chất tạo hương trong các loại đồ ăn này cũng gia tăng cơn đau nhức ở người bệnh.

Những thực phẩm chế biến sẵn tuy tiện lợi nhưng lại chứa ít hàm lượng chất dinh dưỡng. Theo đó, người bị gai cột sống sẽ mất cân bằng dinh dưỡng gây suy nhược cơ thể.

Những đồ ăn chế biến sẵn người bệnh nên tránh bao gồm: Thức ăn nhanh, pate, xúc xích, thịt hộp…

Tránh sử dụng đồ uống có gas, có cồn

Đồ uống có gas, có cồn như rượu bia, nước ngọt, cà phê… đều không tốt cho người mắc các bệnh về xương khớp.

Rượu bia gây ảnh hưởng xấu cho các bệnh xương khớp
Rượu bia gây ảnh hưởng xấu cho các bệnh xương khớp

Cà phê và trà sẽ làm tăng quá trình đào thải của cơ thể. Từ đó làm giảm lượng lớn canxi, khiến cho xương yếu đi trở nên giòn và dễ gãy. Ngoài ra, chúng còn có thể làm xẹp lún đĩa đệm, gia tăng tình trạng gai xương chèn ép vào dây thần kinh.

Nước ngọt như pepsi, coca sẽ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì cho người bệnh. Chúng làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp. Ngoài ra, các chất phẩm màu của nước ngọt có thể tăng tình trạng viêm đau ở cột sống

Sử dụng rượu bia khiến cho triệu chứng gai cột sống nghiêm trọng hơn. Chúng cản trở quá trình nuôi dưỡng các khớp xương, cột sống khiến hệ xương bị yếu dần đi. Rượu bia cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh có hại cho sức khỏe đặc biệt là bệnh gout. Vì thế, người bị gai cột sống nên tránh sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn.

Gai cột sống kiêng ăn gì – thực phẩm chứa Axit Oxalic

Người bị gai cột sống không nên sử dụng các thực phẩm chứa hàm lượng axit oxalic cao. Nguyên nhân là bởi chúng sẽ gia tăng triệu chứng đau nhức, co cứng cho người bệnh. Nhất là ở các vị trí cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng. Nếu sử dụng nhiều thực phẩm lượng axit oxalic cao, triệu chứng bệnh có thể nặng hơn. Cơn đau từ cổ, thắt lưng có thể lan sang các bộ phận khác như hông, chân, tay… Nghiêm trọng nhất là gây bại liệt cho người bệnh.

Vì thế, nếu không muốn bị gai cột sống nặng hơn người bệnh nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều axit oxalic. Cụ thể như mận, việt quất, khoai tây, cà chua…

Những thực phẩm người bị gai cột sống nên ăn

Bên cạnh những đồ ăn làm gia tăng triệu chứng gai cột sống thì cũng có các loại thực phẩm hữu ích cho quá trình điều trị bệnh. Cụ thể như:

Các thực phẩm giàu omega 3

Những thực phẩm này rất tốt cho hệ xương khớp. Thành phần omega 3 có khả năng kháng viêm, giảm đau hiệu quả cho người bệnh. Đồng thời làm chậm quá trình lão hóa ở cột sống.

Các thực phẩm giàu omega 3 có khả năng kháng viêm, giảm đau hiệu quả cho người bị gai cột sống
Các thực phẩm giàu omega 3 có khả năng kháng viêm, giảm đau hiệu quả cho người bị gai cột sống

Các thực phẩm giàu omega 3 giúp cải thiện tình trạng cho đĩa đệm và sụn khớp giúp chúng dẻo dai hơn. Từ đó cải thiện cấu trúc của cột sống ngăn ngừa tình trạng xuất hiện các gai xương.

Người bệnh có thể tìm thấy thành phần omega 3 trong các loại thực phẩm như cá hồi, dầu oliu, đậu nành.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin K và D

Người bị gai cột sống nên bổ sung nhiều thực phẩm có vitamin D và K. Bởi đây là những loại vitamin giúp cho xương khớp chắc khỏe hơn và hình thành nên các sụn xương.

Công dụng của vitamin D là hấp thụ canxi cho cơ thể, thúc đẩy quá trình tái tạo các mô xương. Đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa cột sống ngăn ngừa các bệnh ở hệ xương khớp. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D bao gồm sữa, ngũ cốc, cá thu…

Vitamin K có khả năng hỗ trợ quá trình tái tạo và phục hồi các sụn khớp và khớp xương. Chúng cải thiện tình trạng xơ hóa, bào mòn ở các sụn xương làm giảm nguy cơ bị gai cột sống. Vitamin K xuất hiện nhiều trong các loại rau như rau bina, diếp cá, bắp cải, súp lơ…

Thực phẩm chứa nhiều canxi

Canxi vốn là thành phần nổi tiếng rất hữu ích cho xương khớp. Canxi giúp cho xương chắc khỏe, dẻo dai để cơ thể thực hiện các hoạt động một cách linh hoạt. Thiếu hụt canxi là nguyên nhân đầu tiên khiến cho xương bị suy giảm chức năng, trở nên giòn và dễ gãy. Do đó, người bệnh nên bổ sung canxi vào thực đơn hằng ngày của mình.

Thực phẩm nhiều canxi sẽ giúp cho xương chắc khỏe, dẻo dai
Thực phẩm nhiều canxi sẽ giúp cho xương chắc khỏe, dẻo dai

Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm: Sữa bò, hàu, nghêu, sữa chua… Những thực phẩm này sẽ giúp xương chắc khỏe, làm giảm đau nhức, căng cứng cho người bệnh. Đồng thời hỗ trợ quá trình vận động linh hoạt, hiệu quả hơn.

Các loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa

Các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng ngăn ngừa các enzym phá hủy mô xương. Từ đó bảo vệ khớp và sụn khớp làm chậm quá trình thoái hóa cột sống. Không chỉ vậy những loại thực phẩm này còn có công dụng kháng viêm, giảm cơn đau cho người bệnh.

Các chất chống oxy hóa thường tồn tại trong các loại rau củ, trái cây và đậu. Người bệnh bị gai cột sống có thể ăn các loại thực phẩm như: Rau bina, quả lựu, hạt óc chó, hạnh nhân, khoai lang…

Biện pháp phòng bệnh gai cột sống hiệu quả

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh cũng nên lưu ý một số biện pháp phòng bệnh gai cột sống như:

  • Không nên kiêng khem quá đà: Bởi làm vậy người bệnh có thể bị mất cân bằng chất dinh dưỡng. Cơ thể bị yếu đi làm giảm tốc độ điều trị bệnh. Vì vậy người bệnh nên bổ sung đa dạng các món ăn hằng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Ăn uống điều độ, lành mạnh: Người bệnh chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, không nên ăn quá no. Vì ăn quá no sẽ khiến cơ thể bị căng tức ảnh hưởng đến cột sống.
  • Giảm tình trạng thừa cân, béo phì: Người bệnh có thể giảm cân bằng cách tăng cường các loại rau xanh, trái cây hoặc đậu…
  • Tập thể dục ở mức độ vừa phải: Người bệnh nên tập thể dục bằng cách tập đi bộ, yoga hoặc đi xe đạp… Đây đều là những bài tập có cường độ nhẹ tránh gây chấn thương cột sống. Đồng thời giúp xương cốt trở nên chắc chắn, linh hoạt và dẻo dai hơn.
  • Đi thăm khám định kỳ: Người bệnh nên chủ động đi khám bác sĩ định kỳ thường xuyên. Bởi làm vậy sẽ giúp người bị gai cột sống theo dõi được tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị nhanh chóng.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bị gai cột sống kiêng ăn gì, ăn gì để mau khỏi bệnh. Hy vọng với những thông tin này, bạn đọc đã xây dựng được cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học.

Gai cột sống là tình trạng hình thành nên các phần xương ở phía ngoài và hai bên cột sống
Gai cột sống: Biểu hiện như thế nào? Cách điều trị khắc phục ra sao?
Gai cột sống là bệnh lý xương khớp phổ biến có thể bắt gặp ở cả người già lẫn người trẻ. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.