Bị trĩ khi mang bầu có nguy hiểm không, điều trị thế nào cho an toàn?

Trĩ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên, bệnh thường hay xảy ra ở phụ nữ mang thai. Theo ước tính của các chuyên gia, có tới 50% phụ nữ bị trĩ khi mang bầu. Bị trĩ khi có bầu có nguy hiểm không và điều trị bệnh như thế nào? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm đáp án cho những câu hỏi trên.

Vì sao bà bầu dễ bị trĩ? Dấu hiệu nhận biết là gì?

Trĩ là bệnh lý cực kỳ phổ biến ở phụ nữ mang thai. Bà bầu ít bị trĩ khi mang thai 3 tháng đầu. Tình trạng này thường xảy ra ở trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có thể khiến bà bầu bị ngứa rát hậu môn và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Phụ nữ có thể bị trĩ ở bất kỳ lần mang thai nào. Nếu đã bị trĩ trước đó, thì tình trạng bệnh có thể nặng hơn khi mang thai.

Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện mà bệnh trĩ có thể được chia thành 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Phụ nữ mang thai có thể mắc một trong 2 loại này hoặc cả 2 loại cùng một lúc. Tuy nhiên, bị trĩ khi mang bầu chủ yếu là trĩ ngoại. Tùy thuộc vào loại trĩ mắc phải mà phụ nữ mang thai có thể bắt gặp những dấu hiệu, triệu chứng dưới đây:

  • Khó chịu đau đớn khi đi vệ sinh, nhất là đi đại tiện
  • Vùng da ở hậu môn xuất hiện một khối nhỏ.
  • Người bệnh sẽ thấy trong phân hoặc giấy vệ sinh xuất hiện máu  Ngứa ngáy hoặc đau rát vùng da xung quanh hậu môn.
Bị trĩ khi mang bầu có thể gây nhiều phiền toái cho chị em
Bị trĩ khi mang bầu có thể gây nhiều phiền toái cho chị em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị trĩ khi mang bầu. Có thể kể đến như:

  • Sự phát triển của em bé: Càng về tháng cuối của thai kỳ, thai nhi càng tăng cân nhanh chóng. Điều này có thể gây áp lực lên tử cung và các tĩnh mạch hậu môn khiến chúng bị sưng lên và làm tăng nguy cơ bị trĩ khi mang bầu.
  • Thay đổi nội tiết tố khi mang thai: Khi mang thai, hormone trong cơ thể bà bầu sẽ thay đổi liên tục. Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ vì nó làm giãn tĩnh mạch và khiến chúng dễ bị sưng hơn. Do đó, phụ nữ mang thai rất dễ bị trĩ.
  • Gia tăng lưu lượng máu khi mang thai: Lưu lượng máu trong cơ thể sẽ gia tăng khi mang thai để có thể cung cấp đủ cho cả bà bầu và thai nhi, điều này có thể làm tĩnh mạch bị giãn nở ra và góp phần gây ra tình trạng trĩ khi mang bầu.
  • Táo bón: Phụ nữ mang thai có thể bị táo bón do bổ sung sắt hoặc canxi do thai nhi lớn lên đè vào ruột. Táo bón thường xuyên cộng với các yếu tố khác có thể khiến chị em bị trĩ khi mang thai tháng cuối.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, bị trĩ khi mang bầu cũng có thể xảy ra do mẹ bầu bị tăng cân quá nhiều, mẹ bầu lười vận động hoặc có chế độ ăn uống không hợp lý.

Trĩ khi mang thai có nguy hiểm, có tự khỏi không?

Bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Thông thường, bị trĩ khi mang bầu thường không nguy hiểm, nó chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ và ảnh hưởng đến quá trình sinh con. Dưới đây là những ảnh hưởng của bệnh trĩ với phụ nữ mang thai:

  • Đối với thai phụ: Bệnh trĩ có thể khiến người mẹ bị ngứa ngáy hoặc đau rát hậu môn. Trong một số trường hợp bị trĩ nặng, bà bầu có thể thấy có máu trong phân. Tình trạng trĩ chảy máu kéo dài có thể khiến người mẹ bị thiếu máu, suy nhược cơ thể. Trĩ không được điều trị có thể gây ra tình trạng sa búi trĩ khi mang thai và khiến người bệnh đau đớn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị trĩ còn có thể bị sinh khó do búi trĩ chèn ép lên đường sinh thường.
  • Đối với thai nhi trong bụng: Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là có. Bà bầu bị trĩ nặng có thể khiến vùng hậu môn bị sưng viêm. Nếu mẹ sinh thường, trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng sơ sinh.

Bệnh trĩ khi mang thai có thể biến mất hoàn toàn sau khi mang thai và sinh con mà không cần điều trị gì vì lúc này nồng độ hormone, lượng máu và áp lực trong ổ bụng sẽ giảm ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những người bị trĩ nhẹ. Với những người bị trĩ nặng thì việc sinh thường có thể khiến bệnh càng nặng hơn. Lúc này, người bệnh bắt buộc phải áp dụng các biện pháp can thiệp để giảm triệu chứng của bệnh.

Nếu bị trĩ nhẹ khi mang bầu thì bệnh có thể tự khỏi sau khi sinh con
Nếu bị trĩ nhẹ khi mang bầu thì bệnh có thể tự khỏi sau khi sinh con

Trĩ khi mang thai có sinh thường được không?

Bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không, theo các bác sĩ, điều này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé và tình trạng trĩ mà bà bầu đang mắc phải. Đối với những trường hợp bị trĩ khi mang bầu nhẹ, chị em vẫn có thể sinh thường được. Tuy nhiên, khi sinh xong cần thực hiện các biện chăm sóc trĩ đúng cách vì quá trình rặn đẻ có thể khiến búi trĩ bị thò ra và tổn thương nặng hơn.

Nếu bà bầu bị trĩ nặng, búi trĩ sưng quá to khiến người bệnh đau đớn thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sinh mổ. Bởi sinh thường có thể khiến tình trạng trĩ nặng thêm và gây nguy hiểm cho sản phụ.

Điều trị trĩ khi mang thai như thế nào?

Bầu mà bị trĩ phải làm sao, điều trị trĩ như thế nào khi mang bầu. Thông thường bị trĩ khi mang bầu có thể tự khỏi, tuy nhiên để giảm triệu chứng khó chịu của bệnh, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là những cách điều trị trĩ trĩ khi mang thai:

Mẹo dân gian và cách chăm sóc trĩ khi mang bầu tại nhà

Để giảm triệu chứng khó chịu do bị trĩ khi mang bầu, chị em có thể áp dụng các mẹo dân gian và các biện pháp chăm sóc tại nhà. Những mẹo này rất dễ thực hiện và an toàn, không có tác dụng phụ  nên chị em có thể yên tâm áp dụng để trị trĩ.

Những cách chữa trĩ khi mang bầu tại nhà:

  • Ngâm hậu môn trong nước ấm: Cách làm này có thể giảm đau do trĩ nhanh chóng, nó cũng giúp co búi trĩ hiệu quả. Bạn có thể dùng nước ấm pha thêm chút muối hoặc nấu nước trầu không, nước rau sam, nước diếp cá… để ngâm rửa hậu môn. Sau khi ngâm xong, nên lau khô nhẹ nhàng để tránh búi trĩ bị kích thích.
  • Tập thể dục: Vận động nhẹ bằng các bài tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu ở khu vực trực tràng, kích thích nhu động ruột và làm giảm triệu chứng táo bón, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ nhanh chóng.
  • Tập Kegel: Các bài tập này giúp cải thiện quá trình lưu thông máu đến khu vực trực tràng và tăng cường cơ bắp ở khu vực này, từ đó giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ khi mang bầu hiệu quả.
  • Dùng dầu dừa: Dầu dừa có chứa nhiều hoạt chất có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, do đó nó giúp ngăn ngừa viêm nhiễm ở búi trĩ và hạn chế tình trạng đau ngứa do bị trĩ khi mang bầu gây ra. Thêm vào đó, dầu dừa cũng rất an toàn, do vậy chị em có thể sử dụng hàng ngày mà không lo thai nhi bị ảnh hưởng. Để chữa trĩ khi mang bầu, bạn có thể sạch sẽ vùng da xung quanh hậu môn sau đó lau khô và bôi một lớp mỏng dầu dừa lên. Để dầu dừa trên da 30 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm. Nên thực hiện hàng ngày cho đến khi thấy triệu chứng của bệnh cải thiện.
  • Dùng quả sung: Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính ôn thường được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa, táo bón, trĩ lở loét hoặc sa trực tràng… Để trị bệnh trĩ, bạn có thể dùng 10 – 20 quả sung nấu với một chút muối để xông hậu môn.

Mặc dù các mẹo dân gian và các biện pháp chăm sóc tại nhà dễ thực hiện và an toàn, tuy nhiên hiệu quả trị của phương pháp này thường chậm. Do vậy, chị em bị trĩ khi mang bầu cần kiên trì áp dụng các phương pháp trên mới thấy được hiệu quả.

Tập kegel giúp giảm bệnh trĩ khi mang thai hiệu quả
Tập kegel giúp giảm bệnh trĩ khi mang thai hiệu quả

Đông y

Chữa trĩ bằng Đông y là phương pháp được nhiều bà bầu lựa chọn. Các bài thuốc Đông y có thể tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh từ đó giúp điều trị tình trạng bị trĩ khi mang bầu triệt để, ít tái phát và không gây đau đớn.Thêm vào đó, các thảo dược được sử dụng trong Đông y cũng tương đối an toàn với bà bầu và thai nhi.

Các phương pháp chữa trĩ bằng Đông y phổ biến hiện nay:

  • Xông hoặc ngâm rửa bên ngoài: Bà bầu có thể sử dụng một số vị thuốc Đông y như diếp cá, trinh nữ, hoa hòe, lá bỏng… để nấu nước xông hoặc ngâm búi trĩ. Sau khi xông hoặc ngâm, có thể dùng bã của những loại lá trên để đắp lên búi trĩ.
  • Các bài thuốc uống: Các loại thuốc Đông y dạng uống cũng được sử dụng phổ biến để điều trị tình trạng bị trĩ khi mang bầu. Tuy nhiên, người bệnh nên đến gặp thầy thuốc Đông y để được bắt mạch kê đơn vì một số vị thuốc không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Tây y trị liệu trĩ khi mang bầu

Phụ nữ mang thai là đối tượng khá đặc biệt vì vậy, khi áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị trĩ nào người bệnh cũng cần chú ý đến yếu tố an toàn. Để điều trị tình trạng bị trĩ khi mang bầu an toàn và hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu chỉ bị trĩ nhẹ và triệu chứng của bệnh không quá nghiêm trọng thì bà bầu không nên dùng thuốc vì các loại thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu các triệu chứng của bệnh trĩ khiến bà bầu bị đau rát, khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày thì bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em dùng thuốc các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc bôi trĩ hoặc thuốc nhuận tràng để giảm táo bón…

Trong số các loại thuốc trên, thuốc bôi trĩ được dùng phổ biến nhất cho người bị trĩ mang bầu vì nó ít ảnh hưởng đến thai nhi. Một số loại thuốc bôi trĩ được sử dụng phổ biến là: Thuốc Titanoreine, thuốc Rectostop, thuốc Hemorrhostop…  Dù được chỉ định sử dụng loại thuốc nào thì bạn cũng cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi.

Thông thường bà bầu bị trĩ không nên áp dụng các biện pháp phẫu thuật cắt trĩ. Nếu bị trĩ nặng và không thể tự khỏi sau khi sinh thì sản phụ cần phải đợi ít nhất 6 tuần sau sinh để làm phẫu thuật.

Bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc nào để không ảnh hưởng đến con
Bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc nào để không ảnh hưởng đến con

Cách phòng ngừa trĩ khi mang thai

Ngoài áp dụng các biện pháp điều trị, bà bầu cũng nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát. Theo đó, chị em có thể thực hiện một số cách dưới đây:

  • Phòng ngừa táo bón: Để phòng ngừa bị trĩ khi mang bầu, trước tiên phụ nữ mang thai nên tránh bị táo bón. Một số cách ngăn ngừa táo bón bạn có thể áp dụng là: Ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt; uống đủ nước hàng ngày; hạn chế ăn các thực phẩm chiên rán… Ngoài những thay đổi về chế độ ăn uống như đã kể trên, bà bầu cũng không nên nhịn đi vệ sinh bởi điều này cũng có thể gây táo bón. Nếu bạn đã áp dụng tất cả những cách trên mà tình trạng táo bón vẫn không cải thiện thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc nhuận tràng mà phụ nữ mang thai có thể dùng.
  • Nên đứng lên đi lại nếu phải ngồi quá lâu: Nếu đặc thù công việc của bạn phải ngồi trước máy tính quá lâu thì sau 30 phút – 1 tiếng làm việc, bạn đi bộ khoảng vài phút để giảm áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn.
  • Tập luyện nhẹ nhàng: Bị trĩ khi mang bầu có thể khiến bà bầu mệt mỏi. Tuy nhiên, không vì thế mà bà bầu lười vận động. Trên thực tế, tập luyện các bài tập nhẹ nhàng trong suốt thời gian mang thai không chỉ giúp dễ sinh hơn mà còn giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn.
  • Chọn các sản phẩm bổ sung ít gây táo bón: Nếu bạn bị táo bón sau khi bổ sung sắt hoặc canxi thì hay tham khảo bác sĩ về các sản phẩm khác có công dụng tương tự nhưng ít gây táo bón hơn.
  • Nằm nghiêng khi ngủ: Nằm nghiêng phía bên trái khi ngủ không chỉ tốt cho thai nhi mà nó còn giảm áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn, từ đó giảm nguy cơ bị trĩ khi mang bầu.
  • Kiểm soát cân nặng: Tăng cân quá nhiều khi mang thai có thể gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, từ đó làm tăng nguy cơ bị trĩ khi mang bầu.
  • Đến gặp bác sĩ nếu phát hiện dấu hiệu của bệnh trĩ: Khi thấy mình có dấu hiệu mắc bệnh, bà bầu đừng cảm thấy xấu hổ tự chịu đựng bệnh một mình vì nó có thể khiến bệnh trĩ nặng hơn.

Bị trĩ khi mang bầu thường không nguy hiểm nhưng nó có thể ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bà bầu. Do vậy, khi có triệu chứng của trĩ, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để dược hướng dẫn cách điều trị dứt điểm. Dựa vào tình trạng trĩ của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.